Gia Sư BLOG

Gia Sư Blog, nơi tổng hợp thông tin đầy đủ nhất về tình hình gia sư hiện nay tại Việt Nam

Một vài kinh nghiệm làm gia sư cho các Teen muốn thử sức

Hè đến là lúc thích hợp nhất để các bạn sinh viên năm nhất thử sức với việc làm thêm ngoài giờ, công việc mà các bạn thường chọn đó là đi làm gia sư dạy thêm cho các em hoc sinh phổ thông. Tưởng chừng việc đi làm gia sư là dể dàng nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Sau đây là một số kinh nghiệm xin chia sẽ với các bạn mới đi dạy.


1. Chọn đối tượng giảng dạy

Trước khi đi dạy các bạn phải nhắm đến đối tượng giảng dạy của mình là ai? Nếu các bạn có tính kiên trì và yêu trẻ con thì các bạn nên chọn dạy cho các em học sinh tiểu học, còn nếu các bạn giỏi các môn tự nhiên như: toán, lý, hóa…thì nên chọn dạy cho các em cấp 2,3. Còn bạn nào có vốn tiếng anh tốt thì nên đi dạy kèm môn tiếng anh theo đúng sở trường của mình.

2. Chuẩn bị giáo án

Đi dạy có cần giáo án không? câu trả lời của chúng tôi là có tuy không quá cầu kỳ như giáo viên dạy trong trường nhưng cũng không thể thiếu. Những buổi dạy đầu tiên là để các bạn kiểm tra trình độ của học sinh xem như thế nào từ đó các bạn sẽ soạn ra những gì cần truyền đạt cho ngày kế tiếp. Về phần bài tập các bạn có thể tự biên soạn hoặc tham khảo thêm trong các sách nâng cao và tham khảo trên mạng sau đó chọn ra những bài phù hợp với trình độ học sinh sẽ cho các em làm trong lúc học và cho các em bài tập về nhà. Ngoài ra các đề thi học kỳ, kiểm tra một tiết, kiểm tra 15′ cũng được úp lên mạng rất nhiều các bạn chĩ tìm tren mạng là ra.

Các bước chuẩn bị trên sẽ giúp các bạn tự tin hơn trước những buổi dạy và trước những câu hỏi của học sinh.

3. Độ an toàn cho bản thân

Mối lo ngại lớn nhất của các gia sư nữ là các phụ huynh yêu râu xanh. Do đó lần gặp mặt đầu tiên của gia sư với phụ huynh và học sinh là rất quan trọng để chúng ta đánh gia xem xét phụ huynh như thế nào. Nếu có ai chở bạn đến gặp phụ huynh buổi đầu tiên thì càng tốt. Nếu gặp những phụ huynh càng quan tâm đến việc học của con mình thì các bạn an tâm hơn.

Việc sắp xếp thời gian dạy cũng rất quan trọng tốt nhất là các bạn nên sắp xếp dạy vào buổi sáng là tốt nhất vừa giúp mình đỡ đi về khuya vừa là khoảng thời gian tuyệt vời cho cô trò có tinh thần sáng xuốt để học.

4. Tiền lương

Nếu bạn tìm đến trung tâm gia sư thì vấn đề tiên lương các bạn không phải lo vì trung tâm đã thỏa thuận với phụ huynh trước khi chúng ta nhận lớp dạy. Tuy nhiên nếu lớp dạy do người quen giới thiệu thì vấn đề tiền lương các bạn nên tham khảo thêm các khoảng sau đây: nhà ở xa phải đi xe máy, chương trình học của học sinh cao đòi hỏi người gia sư phải tốn rất nhiều thời gian đẻ tham khảo tài liệu, dạy hai hay nhiều học sinh cùng một lúc, dạy nhiều môn học cho một lớp… thì mức học phí sẽ cao hơn là điều tất nhiên, nếu các bạn không biết phải đưa ra mức phí là bao nhiêu thì có thể tham khảo các trung tâm gia sư.

Read More...

Ba năm kinh nghiệm làm gia sư

1. Hãy cẩn thận với chính bản thân mình.



Điều cần nhất ở mỗi gia sư là kiến thức và phương pháp sư phạm. Cách dạy học và trình độ là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Có thể không cần phải có trình độ cao, không cần phải học giỏi nhưng phải biết rõ đối tượng học trò của mình để có phương pháp phù hợp. Đó là cách diễn đạt dễ hiểu, dễ nhớ, cuốn hút học trò bằng những câu chuyện minh hoạ sinh động, gắn liền với bài học và phải biết cách đưa học sinh nhanh chóng nhập cuộc vào bài học. Còn với kiến thức, bạn thấy mình có thể dạy được môn nào, lớp mấy thì chỉ đăng ký đúng như vậy chứ đừng liều lĩnh đăng ký cả những môn mình không có khả năng để cốt sao có địa chỉ đi dạy.

Về tác phong sư phạm: Bạn phải ăn mặc gọn gàng, đứng đắn để tạo vẻ bề ngoài dễ gần và tạo cho mình sự tự tin. Học trò luôn thích những gia sư dễ coi ngồi cạnh kèm cặp, chứ có gương mặt bùi bụi, bẩn bẩn, luôn cau có, khó đăm đăm sẽ làm cho chúng thấy khó chịu. Tác phong sư phạm ở đây bao gồm cả lời nói, cách đi đứng, điệu bộ, thái độ, cử chỉ…

Trong buổi đầu đi dạy, bạn phải chuẩn bị thật cẩn thận, đầy đủ, chu đáo tất cả các đồ dùng dạy học, giáo án… để tạo ra cho học sinh và gia đình của học sinh những ấn tượng tốt đẹp ban đầu. Bạn phải thật bình tĩnh và tự tin trước cái nhìn dò xét của học trò và gia đình, phải có cách bắt đầu thật phù hợp và tự nhiên. Muốn vậy, ngay từ hôm trước, bạn phải nghĩ đến rất nhiều tình huống và phải tìm cách giải quyết chúng. Phải luôn tự đặt ra những câu hỏi cho mình như: Mai mình sẽ đến nhà học trò như thế nào? Câu đầu tiên mình sẽ nói gì? Làm gì để có được thiện cảm và ấn tượng tốt lúc ban đầu?...

2. Hãy cảnh giác với các Trung tâm gia sư.



Các Trung tâm gia sư thường lấy trước của bạn khoảng 50% tháng lương gia sư đầu tiên mà bạn sẽ nhận được từ gia đình học trò, trước khi họ giao địa chỉ. Đó là số tiền không hề nhỏ, nhất là có những địa chỉ trả tới bốn, năm trăm nghìn một tháng dạy kèm, thì bạn phải đi vay mượn, thậm chí phải cầm cố những vật dụng đáng giá của mình mới có được. Lãi nóng của hiệu cầm đồ, cộng với số tiền bạn phải nộp trước cho Trung tâm gia sư khi đăng ký (gọi là lệ phí đăng ký khoảng từ 5 đến 10 nghìn đồng), số tiền mua địa chỉ đi dạy (50% lương tháng đầu), tiền mua sách giáo khoa, tiền sửa chữa xe cộ đi lại cũng ngốn hết của bạn tháng thu nhập đầu tiên. Bởi vậy, khi mua địa chỉ đi dạy là bạn bắt đầu bước vào trò chơi mạo hiểm như đánh bạc vậy, chẳng may sẽ mất cả chì lẫn chài bởi “tiền trao cháo múc” là xong, không ai còn chịu trách nhiệm về nhau nữa và Trung tâm gia sư họ chỉ đảm bảo địa chỉ bạn vừa nhận là có thật.

Các Trung tâm gia sư thường có bản hợp đồng hẳn hoi, có các điều khoản rất rõ ràng nhưng đó chỉ là những tờ giấy lộn vì chúng chẳng có tí giá trị nào về mặt pháp lí và các điều khoản trong đó đều mang lợi ích về cho Trung tâm gia sư, quy mọi trách nhiệm cho gia sư và gia chủ. Vì thế, nếu không may mắn, bạn sẽ bị mất chỗ dạy sau vài buổi hoặc sau một tháng là bạn mất luôn số tiền mua địa chỉ. Việc này, nhiều khi do chính Trung tâm gia sư thoả thuận trước với gia đình người học, thậm chí họ còn hứa hẹn sẽ đảm bảo cho gia sư trong vòng một tháng, nếu như không dạy đủ được số buổi như thoả thuận trong hợp đồng, sẽ được lấy lại một phần ba số tiền mua địa chỉ. Tuy nhiên, khi bạn quay lại hỏi việc này, họ sẽ trở mặt ngay. Nếu bạn thực sự là kẻ rắn mặt thì cũng chẳng lấy lại được đáng là bao vì họ quy hết lỗi về phía gia sư. Hơn nữa, có nhiều Trung tâm gia sư chỉ có một, hai địa chỉ nên không thể tồn tại nổi trong một tháng đầu đi dạy của bạn.

Cho nên, trước khi nhận địa chỉ, bạn cần phải cân nhắc một cách kỹ càng và tốt nhất là chỉ xin nộp một phần số tiền mua địa chỉ, còn lại hẹn họ sau một tháng hay vài buổi dạy sẽ trả nốt, để có thời gian kiểm tra về độ chắc chắn địa chỉ dạy của mình.

Đã có chuyện nhớ đời cho nhiều sinh viên lần đầu tiên đi làm gia sư. Tháng 4 năm 1998, rất nhiều sinh viên đã đến nộp tiền trước cho Trung tâm gia sư 391 - Cầu Giấy – Hà Nội để được hứa hẹn là thứ hai tuần tới đến nhận địa chỉ. Do địa chỉ dạy quá béo bở, toàn 500 đến 600 nghìn đồng một tháng, nên những sinh viên lần đầu muốn đi làm gia sư đã hồ hởi nộp vào đấy ít nhất là 150 nghìn, cao nhất là 400 nghìn. Thế là Trung tâm gia sư này vớ được mấy chục triệu chỉ trong vòng chưa đầy một tuần lễ. Sau đó thì bùng, biệt vô âm tín. Sinh viên chỉ biết mếu máo dắt díu nhau đến trình báo tại Công an quận Cầu Giấy nhưng cho đến tận bây giờ cũng chưa thấy có kết quả gì. Ngoài ra, còn một dạng lừa đảo thường gặp khác mà khá nhiều sinh viên đã mắc bẫy, nộp 50% tháng lương đầu cho Trung tâm gia sư để có được địa chỉ nhưng đến cuối tháng khi gia chủ trả tiền công mới ngã ngửa người ra là địa chỉ này do Trung tâm gia sư khác chuyển sang cho Trung tâm gia sư này và họ đã lấy trước của gia chủ một phần ba số tiền công tháng đầu của gia sư khi họ đến làm hợp đồng với gia chủ. Lúc ấy thì khóc dở, mếu dở, chẳng có lí do gì để đến đòi lại tiền của Trung tâm gia sư cả.

Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên đăng tin cần tìm địa chỉ gia sư lên một số tờ báo có đăng tin miễn phí như tờ Mua và Bán và chịu khó chờ đợi. Nếu có điện thoại, nên đánh vi tính một tờ quảng cáo rồi phô tô thành nhiều bản, đi phát cho mọi người ở các khu tập thể, các cổng trường học. Như thế, chắc chắn bạn sẽ có địa chỉ dạy mà chẳng bị ai lừa cả.

3. Hãy lấy lòng học sinh.



Gia sư đi dạy cũng phải hiểu rằng, tuy mình đang là người thầy nhưng nhiều khi chỉ là một người thầy bằng giấy, vì đối tượng học trò của mình không giống như các học trò và thầy giáo trong các nhà trường phổ thông để bạn có thể mắng mỏ, quát nạt chúng. Chúng đa phần là những đứa vừa dốt, vừa láo, vừa nghịch ngợm, con nhà giàu có nên nhiều lúc gia sư còn đóng vai trò là người giữ trẻ. Bố mẹ chúng thường chẳng có thời gian để kiểm tra xem gia sư làm thế nào, mà mọi thông tin tốt hay xấu về gia sư, cần thêm hay bớt buổi dạy, cho gia sư dạy tiếp hay nghỉ luôn…, thường thông qua đứa con yêu quý của mình. Do vậy, gia sư phải hiểu được tâm lí học trò, gần gũi, hoà đồng với học trò để tạo thiện cảm. Cần phải có thêm những tri thức thật chắc chắn về một lĩnh vực nào đó mà học trò đang quan tâm để chúng nể, chúng thấy mình rất “siêu”. Phải biết kể chuyện lẫn vào các bài học và vài buổi dạy đầu tiên có thể dành ít phút nán lại chơi cờ, chơi điện tử, chời tú lơ khơ… với chúng, nếu chúng muốn. Khi học trò đã có thiện cảm với mình, gia sư mới có thể yên tâm là có lúc mình quát mắng chúng cũng sẽ ngồi yên chịu trận mà không phản ứng lại.

Read More...

Dạy tiếng Anh tiểu học: vừa chạy vừa xếp hàng

“Vừa chạy vừa xếp hàng”, “vừa hành quân vừa chiến đấu” là cách phản ánh của giáo viên hay các nhà quản lý khi được hỏi về khó khăn trong việc triển khai thí điểm dạy tiếng Anh tiểu học theo chương trình mới của Bộ GD-ĐT.

Cả tỉnh chỉ có 1 giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn

Giáo viên được coi là cốt lõi cho sự thành công của chương trình dạy tiếng Anh tiểu học đang được triển khai trên cả nước. Tuy nhiên, ngay cả Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh thì trình độ giáo viên vẫn là điểm yếu trong việc triển khai chương trình này. Hà Nội khi triển khai thí điểm năm học 2010 - 2011, chỉ 9 giáo viên của 9 trường đủ điều kiện dạy thí điểm trong số hơn 20 giáo viên được cử đi kiểm tra lấy chứng chỉ theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT. Với số lượng như vậy, Hà Nội chỉ có 8 trường tham gia chương trình thí điểm trên tổng số gần 690 trường tiểu học, ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết. Là một trong 20 tỉnh được tham gia thí điểm chương trình tiếng Anh tiểu học, Sở GD-ĐT Ninh Bình cho biết, sở dĩ địa phương này chỉ có một trường tham gia thí điểm vì cả tỉnh khi đánh giá giáo viên tiếng Anh thì chỉ có duy nhất một giáo viên đạt chuẩn B2 theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT.

Để giải quyết khó khăn về trình độ giáo viên, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT Lê Tiến Thành cho biết, năm học này, những giáo viên đạt trình độ B1 cũng có thể được lựa chọn tham gia dạy tiếng Anh chương trình mới, tuy nhiên, địa phương phải đảm bảo để những giáo viên này đạt chuẩn B2 trong năm học này.

“Khó nhưng vẫn làm”

Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển về việc triển khai tiếp tục chương trình tiếng Anh tiểu học trong năm học mới 2011-2012. Theo đó, năm học này, Bộ sẽ tổ chức thí điểm sách Tiếng Anh 4 tại 94 trường đã dạy thí điểm năm học 2010-2011, các tỉnh khác có thể tổ chức thí điểm tự nguyện để rút kinh nghiệm. Việc triển khai sách Tiếng Anh 3 sẽ thực hiện tại các trường có giáo viên đã đạt trình độ cận với chuẩn B2.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, cơ sở để Bộ mở rộng triển khai chương trình này là kết quả tương đối khả quan sau một năm triển khai dạy thí điểm chương trình thí điểm Tiếng Anh tiểu học. “Có 97% giáo viên khẳng định chương trình là phù hợp với việc dạy học tiếng Anh bậc tiểu học tại Việt Nam” - Thứ trưởng cho biết. Chương trình này cũng được đánh giá cao về cách thức tổ chức hoạt động dạy học bằng tiếng Anh phong phú, thân thiện, phù hợp với học sinh. Kết quả đánh giá theo trình độ chuẩn A1 đối với học sinh lớp 3 cho thấy các em năng động, tự tin hơn trong giao tiếp bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt với tỷ lệ số bài đạt điểm khá giỏi ở nhiều nơi lên tới 70%, học sinh được chọn ngẫu nhiên hỏi thi từ các chuyên gia nước ngoài và chuyên viên tiếng Anh của Bộ và Sở đều được đánh giá cao ở khả năng nghe hiểu.

Không hy sinh chất lượng

Mặc dù kết quả đem lại của chương trình cho thấy sức hấp dẫn với cả giáo viên, học sinh và phụ huynh nhưng Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, Bộ không yêu cầu triển khai đồng loạt ở các địa phương. “Nơi nào đủ điều kiện mới được triển khai để đảm bảo yêu cầu không vì số lượng mà hy sinh chất lượng, không nhất thiết phải mở rộng ngay” - Thứ trưởng khẳng định. Theo đó, hai điều kiện căn bản để có thể tiến hành thực hiện tốt đó là việc dạy học 2 buổi/ngày và chuẩn bị tốt đội ngũ giáo viên có đủ trình độ ngoại ngữ và năng lực sư phạm.
Đối với chỉ đạo được cho là “mềm hóa” của Bộ cho phép địa phương sử dụng giáo viên cận chuẩn tham gia chương trình dạy tiếng Anh tiểu học, ông Lê Tiến Thành cho biết, Bộ đã đưa thêm ràng buộc cuối năm học những giáo viên này phải đạt trình độ B2. Để đạt được điều này, giáo viên sẽ phải tự phấn đấu nhưng đồng thời phía Bộ cũng cho biết sẽ có những hỗ trợ, tư vấn cho địa phương để tạo điều kiện cho giáo viên đạt chuẩn. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng cho biết, Bộ sẽ rà soát lại cơ chế chính sách để đảm bảo quyền lợi của giáo viên khi tham gia chương trình dạy tiếng Anh tiểu học bởi với tiêu chuẩn cao B2 tương đương với chuẩn quốc tế như 500 điểm TOEFL thì giáo viên phải tự bỏ ra nhiều công sức để đạt được và để giữ chân được những giáo viên này thì cần có các chính sách đãi ngộ tốt hơn.

Read More...

Gia sư bảo mẫu kiếm tiền triệu mỗi ngày

Mức lương hấp dẫn, được săn lùng ráo riết, làm bảo mẫu thời vụ giúp nhiều sinh viên có thu nhập hàng chục triệu dịp hè.


Với mức giá cao ngất cho một giờ làm việc, người giữ trẻ theo thời vụ đòi hỏi phải có chuyên môn, kiến thức như một cô giáo dạy trẻ thực thụ (ảnh minh họa).


Thảo Nguyên, sinh viên trường Cao đẳng kinh tế công nghệ TP. HCM, dù mới học xong năm 2 nhưng luôn có thu nhập đều đặn hàng tháng trên dưới 10 triệu đồng; riêng mùa hè có tháng hơn 15 triệu đồng. Công việc giúp Thảo Nguyên kiếm được nhiều tiền là giữ trẻ theo giờ.

Ngày nào cũng vậy, ngoài buổi sáng đi học ở trường, Nguyên có 6-8 giờ để giữ trẻ. Giá mỗi giờ làm việc của Nguyên dao động từ 120.000-150.000 đồng. Cứ làm xong ở nhà này là tất bất chạy sang nhà khác để tiếp tục công việc. Mùa hè thì “xoay” suốt từ 8 giờ sáng đến 9- 10 giờ tối, thu nhập có ngày hơn 1 triệu đồng. Làm liên tục, nhưng vẫn trụ được và vui vẻ với nghề, bí quyết của Nguyên là hiểu được nhu cầu, thói quen sinh hoạt, vui chơi của các bé, nhưng quan trọng là phải yêu các bé.

2 năm trọ học ở TP HCM, Nguyên không phải xin viện trợ của ba mẹ mà ngược lại còn gửi tiền về đóng học phí cho đứa em kế đang học cấp 3. Mức thu nhập hấp dẫn của Nguyên khiến nhiều bạn nữ cùng lớp hè này cũng gác lại chuyện về quê, rủ nhau làm bảo mẫu.

Tuy nhiên, với mức giá 150.000 cho một giờ làm việc, không phải ai muốn làm là được chọn. Theo các trung tâm giới thiệu việc làm, bảo mẫu “cao cấp” này khác với người giúp việc nhà, chăm trẻ thông thường. Rất nhiều gia đình có nhu cầu nhưng chỉ muốn tuyển sinh viên hoặc những cô bảo mẫu đã có kinh nghiệm, những người có kiến thức liên quan đến y tế, xã hội. Và tiêu chuẩn đầu tiên để làm nghề ngoài tình yêu thương trẻ con còn phải biết dạy vẽ, giúp bé ráp vần, đọc mặt số, làm quen với chữ, tập đếm, hát, đọc thơ… không khác một cô giáo.

Với các bé đang học cấp 1, người giữ trẻ theo giờ còn phải học và chơi cùng bé theo chương trình của nhà trường. Bảo mẫu phải là gia sư dạy bé môn tiếng Việt, toán, là cô giáo hướng dẫn bé làm thủ công, học các môn năng khiếu như cắt dán, may thêu... Chính yêu cầu này nên “nguồn nhân lực” các trung tâm giới thiệu việc làm nhắm đến khi tuyển dụng là sinh viên nữ.

Chị My, khu dân cư Phú Mỹ Hưng, quận 7 cho rằng, nếu không tìm được người có chuyên môn thì ít nhất phải là sinh viên. Theo lý giải của chị này, vợ chồng chị đi làm đến tối khuya mới về, 2 bé ở nhà với ông bà nội. Nhưng đến tối phải cần người giữ trẻ đến chơi, chăm sóc và dạy học. Vì tiêu chí đó mà chị không ngần ngại trả 5 triệu đồng cho 10 buổi dậy mỗi tháng để một sinh viên trường cao đẳng sư phạm mẫu giáo giữ 2 bé nhà chị trong 2 tháng hè. Không chỉ mức lương cao mà chị còn có chế độ chăm sóc đặc biệt với cô sinh viên giữ trẻ này, như quà cáp, ăn uống, “bo” thêm tiền để họ yêu thương con mình, và quan trong hơn là không bị nơi khác “giựt mối”.

Còn theo chị Hạnh (khu biệt thự Thảo Điền, quận 2), dù giá thuê cao ngất, nhưng việc thuê người chuyên chăm sóc và vui chơi với trẻ rất có lợi. Do các bé học ở trường, mà chương trình dạy học, vui chơi liên tục đổi mới, ngay cả ba mẹ cũng không thể bắt kịp được nên rất cần người giữ trẻ có trình độ. Cũng theo lý giải của chị Hạnh, giá thuê cao nên chỉ có những gia đình khá giả mới có nhu cầu với người giữ trẻ “chất lượng cao” này, và họ cũng chỉ dám thuê vài giờ trong ngày.

Hiện nay, mức giá chung của người giữ trẻ theo giờ tại các trung tâm giới thiệu việc làm khoảng 2 triệu đồng/tháng/bé trả cho người có chuyên môn, làm việc tuần 2 buổi, một buổi 2 giờ. Những nơi tính theo giờ thì trung bình 150.000đ/giờ. Song điều kiện tuyển dụng không hề đơn giản: phải có trình độ văn hóa tối thiểu 12/12, là sinh viên, người có bằng cấp liên quan đến sư phạm, kỹ năng chăm sóc trẻ.

Cao điểm sốt người giữ trẻ là tết và đặc biệt là hè. Do các bé nghỉ học dài ngày trong khi cha mẹ phải đi làm, nên người trông trẻ càng được săn ráo riết. Theo Minh Phố, sinh viên khoa tiểu học trường Đại học sư phạm TP HCM, từ đầu hè đã có rất nhiều tờ rơi dán khắp nơi xung quanh trường, khu ký túc xá, chào mời sinh viên sư phạm làm bảo mẫu với mức lương tối thiểu 100.000 đồng/giờ.

Phố cũng vừa nhận giữ trẻ theo giờ cho 2 gia đình gần nhau ở quận 2. Mỗi nhà chỉ làm việc 2 giờ/ngày để giữ 2 bé. Mức lương tổng cộng bạn được trả là 800.000 đồng cho 4 giờ làm việc.

Read More...

Những yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng đọc của trẻ

Trẻ bắt đầu ngêu ngao các con chữ từ khi 5 tuổi. Việc hình thành thói quen cũng như kỹ năng cho trẻ ngay từ đầu là hết sức quan trọng. Nó hầu như quyết định đến thói quen học tập tốt hay xấu, cũng như học lực của trẻ sau này. Sự giao lưu, trao đổi giữa các thành viên trong gia đình là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển ngôn ngữ và khả năng nói chung và kỹ năng đọc nói riêng của trẻ.




Sự hứng thú trong việc đọc

Có không ít trẻ em tỏ ra ngán ngẩm và chán ghét các bài tập đọc trong sách giáo khoa nhưng lại “mê mẩn” truyện tranh đến quên ăn quên ngủ. Trong trường hợp này bố mẹ nên lưu ý rằng trẻ đang cần nuôi dưỡng khả năng đọc chứ chưa phải là định hướng cho trẻ đọc cái gì.

Vì vậy, bố mẹ không nên ép buộc trẻ chỉ được đọc sách này truyện kia mà nên khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ được đọc theo sở thích (miễn là nội dung phù hợp lứa tuổi). Làm như vậy trẻ sẽ có hứng thú đọc nhiều hơn và hình thành thói quen đọc sách, lâu dần sẽ mở rộng “phạm vi” đọc nhiều thể loại phong phú hơn.

Tiếp nhận ngôn ngữ

Khi nhìn thấy sách báo, tài liệu hay bất kỳ dòng chữ nào thì chúng ta sẽ “tự động” nhận biết, phân loại và lý giải ý nghĩa của chữ, từ, câu xuất hiện trong dòng chữ đó. Đây chính là quá trình tiếp nhận ngôn ngữ. Nếu như quá trình này gặp khó khăn thì cũng đồng nghĩa với việc khả năng nói, đọc chữ và viết chữ của trẻ sẽ gặp trở ngại.

Quan sát xem trẻ có hiểu rõ nghĩa một số từ thông dụng hoặc hơi trừu tượng, đồng thời so sánh với nhóm trẻ cùng lứa tuổi xem khi nói trẻ có biểu hiện dùng từ ấu trĩ hoặc quá đơn giản hay không có thể giúp bạn đánh giá khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của bé nhà mình.

Có một cách khác là chú ý quan sát xem trẻ có tỏ ra chậm hiểu hoặc hiểu sai ý một số câu đơn giản thông thường khi nói chuyện với người lớn không, thời gian suy nghĩ để phán đoán ý nghĩa câu nói có kéo dài không? Nếu có biểu hiện này thì rất có thể trẻ đang gặp phải vấn đề về thính lực, nên đưa bé đến gặp các bác sỹ chuyên khoa để có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Viết

Khả năng viết và đọc có tác động qua lại với nhau. Bởi khi viết chữ, não sẽ ghi nhớ nhanh và lưu giữ “ấn tượng” về các ký tự đậm nét hơn. Khi trẻ tập đọc, bộ nhớ của não sẽ nhận biết dễ dàng và nhanh chóng cung cấp “thông tin” cho biết đó là chữ gì, từ nào, có ý nghĩa ra sao…

Ngược lại, nếu chăm chỉ tập đọc, bé sẽ tránh được tình trạng hay quên chữ, từ đó khắc phục tâm lý ngại viết là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc không biết viết chữ.

Các chuyên gia giáo dục khuyên dù đọc và viết bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhưng không vì thế mà các bậc phụ huynh “ép” con phải luyện viết chữ và tập đọc với khối lượng và thời gian như nhau mà nên lựa theo tâm lý của trẻ. Bởi có những trẻ có tâm lý thích đọc hơn viết hoặc chỉ thích viết mà không thích đọc.


Môi trường gia đình

Thông thường nếu bố mẹ có khả năng biểu đạt (nói, đọc) tốt thì khả năng đọc của con cũng không tồi. Có thể thấy môi trường gia đình có ảnh hưởng tương đối lớn đối với việc phát triển khả năng này của trẻ.

Sự ảnh hưởng của yếu tố gia đình đối với khả năng đọc được phân thành 2 loại. Thứ nhất là ảnh hưởng tích cực khi trong gia đình thường xuyên có sự giao lưu, trao đổi giữa bố - mẹ, bố mẹ - con cái tạo nên sự kích thích phát triển ngôn ngữ. Từ đó hình thành trong tư duy trẻ thái độ coi trọng ngôn ngữ - “nguyên liệu” nuôi dưỡng thói quen đọc sách của trẻ.

Thứ hai là kiểu gia đình ít có sự trao đổi, giao lưu bằng ngôn từ giữa trẻ nhỏ và người lớn. Những người trong kiểu gia đình này thường trầm mặc, ít nói và dùng câu từ đơn giản. Một cách tự nhiên, trẻ em sẽ không có được sự kích thích ngôn ngữ, vốn từ vựng không phong phú, sử dụng câu từ không linh hoạt. Các khảo sát thực tế cho thấy ở những gia đình này trẻ thường “đầu tư” thời gian vào việc chơi game, lướt mạng, xem tivi nhiều hơn là đọc sách.

Môi trường giáo dục

Cũng giống như yếu tố gia đình ở trên, nếu trẻ được học tập trong môi trường giáo dục tiến bộ, có phương pháp và nội dung giảng dạy phù hợp thì thái độ và khả năng tiếp thu ngôn ngữ sẽ phát triển theo hướng tích cực.

Cứ thử tưởng tượng một đứa trẻ mới học lớp 2 đã phải làm quen với các khái niệm trừu tượng hoặc kiến thức vĩ mô trong các bài tập đọc về con người cá nhân, xã hội cộng đồng, kiến trúc thượng tầng… thì quả là đánh đố trẻ.

Việc tiếp thu kiến thức vượt quá khả năng tư duy của lứa tuổi sẽ khiến trẻ tự ti và dần dần mất dần hứng thú, thậm chí tỏ ra sợ hãi đối với bộ môn tập đọc ở trường.

Read More...

Học sinh Phương tây thích học Gia sư người Châu Á

'Khách hàng Mỹ của TutorVista chỉ phải trả 99 USD/tháng để được gia sư không hạn chế các môn tiếng Anh, toán, khoa học từ Patnaik hay một trong số 1.500 các gia sư đồng nghiệp của cô ở đây. Những dịch vụ như thế này ở Mỹ có giá tới 40 USD/giờ''.

Giờ đây, thuê bên ngoài làm bài tập không còn là điều lạ lẫm nữa. Một số công ty Ấn Độ cung cấp dịch vụ này, hoạt động như một trung tâm giải đáp thắc mắc.

Mỗi sáng vài giờ, sáu ngày một tuần, Saswati Patnaik lại mở chiếc máy tính tại nhà lên để làm công việc gia sư cho học sinh nước ngoài.
Học sinh Mỹ giờ đây có thêm lựa chọn học hành nữa bằng việc thuê gia sư qua mạng tại Ấn Độ.


"Vị" gia sư này - làm cho một công ty ở Bangalore mang tên TutorVista - thức dậy từ buổi sớm để giúp các học sinh trung học Mỹ chuẩn bị cho các bài thi môn tiếng Anh hay hoàn thành các bài tập về nhà.

Thuê làm bên ngoài, dĩ nhiên, ban đầu là biện pháp để các công ty Mỹ cắt giảm chi phí bằng cách chuyển phần việc tới những nơi ít tốn kém hơn. Sau gần hai thập kỷ, việc làm này đã trở thành điều phổ biến ở hàng trăm doanh nghiệp Mỹ, từ các ngân hàng phố Wall cho tới các công ty luật, kiến trúc sư, hay nhiều người khác - đã quen với việc thuê làm ở Ấn Độ.

Nhưng giờ đây, ngày càng có nhiều cá nhân Mỹ "bắt chước" các doanh nghiệp này - và... thuê làm bài tập về nhà.

Khách hàng Mỹ của TutorVista chỉ phải trả 99 USD/tháng để được gia sư không hạn chế các môn tiếng Anh, toán, khoa học từ Patnaik hay một trong số 1.500 các gia sư đồng nghiệp của cô ở đây. Những dịch vụ như thế này ở Mỹ có giá tới 40 USD/giờ.

Krishnan Ganesh, CEO và người sáng lập TutorVista nói rằng, "suy thoái kinh tế đã đẩy giáo dục lên đỉnh trong ngân sách chi tiêu hàng tháng của các gia đình có thu nhập trung bình. Ngày càng có nhiều người Mỹ cảm thấy rằng giáo dục là cái phao an toàn duy nhất của họ, thứ duy nhất có thể giúp họ cạnh tranh được ở thế giới này".

Khách hàng chính của công ty này chủ yếu từ Mỹ, nhưng cũng có những người Canada, Hàn Quốc, Anh, và Australia đăng ký các lớp học.

Nhu cầu có vẻ vẫn sẽ còn tăng cao và TutorVista dự kiến sẽ tuyển thêm 1.500 giáo viên nữa trên khắp Ấn Độ vào những tuần tới.

Giờ đây, thuê bên ngoài làm bài tập không còn là điều lạ lẫm nữa. Một số công ty Ấn Độ cung cấp dịch vụ này, hoạt động như một trung tâm giải đáp thắc mắc.

Cụ thể, vào buổi sáng đó, Patnaik đang làm việc với các học sinh ở Atlanta và New Jersey. Cô đăng nhập vào trang web nơi mình làm việc, sử dụng webchat để chào học sinh. "Xin chào Brittney", cô nói. Học sinh của cô lập tức trả lời, rồi cô hỏi tiếp những câu hỏi xã giao trước khi đi vào vấn đề. "Em sao rồi? Tôi có thể giúp gì được cho em hôm nay?"

Em học sinh lớp 9 này đang gặp phải khó khăn với tác phẩm của Stephen Crane "Huy hiệu đỏ của lòng dũng cảm". Hai người đã thảo luận tiểu thuyết này và các nhân vật trong đó. Patnaik hướng dẫn Brittney một số chương và đặt cho cô bé mấy câu hỏi. Cô viết ra các chủ đề của tiểu thuyết trong một cái bảng điện từ và họ thảo luận.

Gia sư cho học sinh nước ngoài ở Ấn Độ là những sinh viên mới ra trường đang tìm kiếm việc làm trong thị trường việc làm ế ẩm trong nước, những bà mẹ ở nhà, những phụ nữ có con nhỏ, những giáo sư đã về hưu và thậm chí cả những người bệnh đang được điều trị tại nhà.

Saswati Patnaik, nói rằng cô chọn công việc này bởi cô phải ở nhà vì lý do sức khỏe.

Tại các thị trấn nhỏ ở Ấn Độ như Kasargod ở miền nam và Faridkot ở miền bắc, nơi không có nhiều việc làm lắm, thì những công việc thuê làm bên ngoài đã trở thành một nguồn thu nhập quan trọng nữa đối với họ. Mỗi giáo viên có thể kiếm được khoảng 10.000 rupi (hơn 200 USD) hoặc gấp đôi mỗi tháng, tùy theo số giờ và lớp mà họ dạy.

Trung bình mỗi ngày, gia sư của công ty này phục vụ khoảng 3.500 học sinh.

Những gia sư như Patnaik nói rằng một số học sinh rất giỏi, nhưng nhiều em lại thiếu tập trung. Patnaik, người đã làm gia sư hơn 2 năm nói: Trẻ em Mỹ không phải chịu áp lực học hành như trẻ em Ấn Độ cả ở nhà trường và ở nhà".

Nhưng không phải là hoạt động gia sư này không phải không gặp phải trở ngại nào. Những giáo viên lớn tuổi đôi khi cũng bị sốc văn hóa khi các em nhỏ họ dạy gọi họ theo tên đệm, hay công khai phê bình họ. Ở Ấn Độ, giáo viên thường hiếm khi sai, luôn được kính trọng và được gọi bằng "ngài" hay "thầy".

Cũng còn những vấn đề khác như cần phải điểu chỉnh hệ thống giáo dục theo kiểu truyền thống của Ấn Độ sang dạng cởi mở và tương tác hơn để phù hợp với người Mỹ.

Bên cạnh đó là sự phản đối từ một số người Mỹ (chủ yếu là giáo viên) do những quan ngại về chất lượng giáo dục cũng như việc thiếu tiêu chuẩn thống nhất.

Tuy nhiên, đây sẽ vẫn là một ý tưởng mới mẻ cho các nền giáo dục trọng học hành ở phương Đông có thể học tập. Việc làm này này vừa tạo việc làm, vừa qua đó tuyên truyền những giá trị văn hóa cho phương Tây, để cho thế giới sẽ không còn quá nhiều khác biệt về nhiều vấn đề khác nữa.

Read More...

Muốn thành đạt trước hết phải yêu nghề mình đã chọn

Xác định một trong những nguồn lực cần thiết cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là đội ngũ giáo viên, ngành giáo dục đặc biệt quan tâm vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm ở các trường sư phạm. Tuy nhiên do sự chi phối bởi nhiều yếu tố, vẫn còn không ít những hạn chế, bất cập nơi bục giảng. Làm thế nào để bức tranh người thầy giáo trong tương lai gần sẽ tươi sáng, sinh động hơn? Đó là nỗi niềm đau đáu của những người làm giáo dục đầy tâm huyết trước mỗi mùa tuyển sinh vào các trường sư phạm. Báo Giáo dục & Thời đại có cuộc trao đổi với GS.NGDN Phan Trọng Luận -giáo sư đầu ngành của khoa Phương pháp giảng dạy văn học, Tổng chủ biên bộ sách giáo khoa Ngữ văn THPT.

- Thưa GS, với sự trải nghiệm của hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghề dạy học cũng như ngành giáo dục, xin ông cho biết, tố chất nào làm nên một thầy giáo giỏi?


GS.NGND Phan Trọng Luận: Tôi nghĩ bất cứ ngành nghề nào cũng vậy muốn trở thành một con người thành đạt trong nghề nghiệp thì trước hết phải là một người yêu cái ngành mình đã lựa chọn. Một cảnh sát hình sự luôn luôn phải đối mặt với cái chết hay một chị công nhân môi trường vệ sinh ngày đêm lam lũ, vất vả nếu không yêu cái nghề mình đang làm thì không bao giờ có thể hoàn thành tốt công việc đó được.


GS. NGND Phạm Trọng Luận

Với một thầy giáo cũng vậy, cần ý thức được thật minh triết về nghề nghiệp của mình để yêu quí, để say mê, để tận tụy cống hiến. Cái hạnh phúc lớn nhất của thầy giáo mà có lẽ ít ngành nào có thể có được đó là hạnh phúc được hàng ngày tiếp xúc với tuổi trẻ tương lai của đất nước, đó là một nghề hàng ngày lên lớp luôn truyền đạt cho học sinh của mình những điều tốt đẹp nhất về kiến thức khoa học, về lẽ sống làm người. Và bản thân người thầy giáo bao giờ cũng phải giữ mình để thị phạm cho lớp học trò mình dạy dỗ. Tôi nghĩ nghề dạy học không phải là nghề dễ kiếm tiền. Đời sống của thầy giáo khi nào cũng thanh bạch. Nhưng cái hấp dẫn nhất của nghề dạy học chính là ở những điều tôi nói trên. Có thể nói đó là triết lí nghề nghiệp của thầy giáo. Không phải ngẫu nhiên mà cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí”. Ngoài ra còn biết bao nhiêu phẩm chất cần có để trở thành một thầy giáo giỏi. Ví dụ: Tinh thần cần cù tu dưỡng nghề nghiệp. Người thầy giáo cần có một vốn văn hóa rộng. Người ta thường nói đó là cái nền văn hóa(well rounded). Sức hấp dẫn của thầy giáo đối với học sinh là vốn văn hóa sâu rộng, là sự uyên thâm. Ngoài ra, thầy giáo giỏi cũng là thầy giáo tinh thông nghề nghiệp. Nghề nghiệp thì bao gồm nhiều thứ rất phức tạp, rất đa diện. Nào là nghệ thuật giao tiếp, là phong cách sư phạm, là sự giàu có về ngôn ngữ. Tôi nghĩ, khó có thể nói hết được mọi yêu cầu về phẩm chất và năng lực của một thầy giáo giỏi.

- Thưa GS, dư luận xã hội phàn nàn rằng tình cảm thầy trò ngày nay ít có sự gắn bó sâu nặng như ngày trước. Phải chăng truyền thống “tôn sư, trọng đạo” của dân tộc đã bị mai một?

GS.NGND Phan Trọng Luận: Tôi nghĩ thời đại và xã hội luôn luôn phát triển và biến đổi. Có những quan niệm về giá trị cũng không hoàn toàn giống như cũ. Trong tâm khảm của tôi, hình ảnh người thầy của tôi bao giờ cũng thiêng liêng, cao quí. Nhưng với học sinh ngày nay, họ đang sống trong nhiều quan hệ phức tạp hơn, đa dạng hơn nên cũng không thể đòi hỏi một mô hình “tôn sư trọng đạo” giống như ngày xưa. Ngày xưa, ông thầy giáo được xếp bậc thứ hai trong thang bậc “Quân – Sư – Phụ”, ngày nay thầy còn là bạn, là người tâm giao, là đồng hành thân thiết chỉ đường. Có lẽ suy nghĩ như vậy chúng ta không quá bi quan về mối quan hệ thầy trò ngày nay.


Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý


- Thưa GS, có một thực tế trong những năm gần đây, để tồn tại được, nhiều trường sư phạm chuyên ngành đã phải mở rộng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Ông nghĩ sao về điều này?

GS.NGND Phan Trọng Luận: Tôi nghĩ các trường sư phạm chuyên ngành phải mở rộng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực là một điều có thể hiểu được. Một là do nhu cầu đầu ra của ngành sư phạm đang bị co hẹp lại. Sinh viên tốt nghiệp không có việc làm. Thứ hai là các ngành đào tạo ví dụ như Việt Nam học lại có sức hấp dẫn vì sinh viên được trang bị nhiều kiến thức và kĩ năng liên ngành có khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội. Ra trường có thể kiếm việc làm dễ hơn. Nên chăng, nhà nước cần có một chiến lược thu hẹp lại mạng lưới các trường sư phạm, trả lại đúng chức năng đào tạo ra “thầy của những người thầy” để người thầy giáo thật sự đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đáp ứng được niềm tin của nhân dân.

- Trước mùa tuyển sinh 2013, ông có hiến kế gì cho các trường sư phạm về đảm bảo chất lượng đầu vào và cả việc tạo hành trang cho người thầy giáo tương lai hay không?

GS.NGND Phan Trọng Luận: Đây là vấn đề nhức nhối nhiều thập kỉ nay của ngành sư phạm. Số học sinh giỏi trong đó có học sinh khối C và khối D cuối cùng cũng phải tránh ngành sư phạm. Tôi nghĩ có lẽ các bạn trẻ cũng khá tỉnh táo và khôn ngoan. Vào ngành sư phạm được ưu đãi gì, ra trường có dễ tìm việc không, đồng lương thấp kém có thể nuôi thân được không? Trước đây ngành Y và ngành Sư phạm là hai ngành được lựa chọn hàng đầu.

Rõ ràng muốn lôi cuốn được người tài, người giỏi vào ngành sư phạm thì phải có một sự thay đổi căn bản từ cấp quản lí nhà nước về chính sách đãi ngộ, tuyển dụng đào tạo và sử dụng. Bản thân các trường sư phạm cũng bó tay trước chế độ chính sách hiện hành đối với ngành sư phạm.

Tuy nhiên trong phạm vi quyền hạn của mình, trường sư phạm vẫn có thể có nhiều giải pháp để khuyến khích, hỗ trợ, nuôi dưỡng học sinh giỏi vào ngành sư phạm: ưu đãi về học phí, ưu đãi về nơi ăn chốn ở, ưu đãi về tuyển chọn khi ra trường, đa dạng hóa hình thức khen thưởng, trợ cấp hàng năm cho sinh viên giỏi, lựa chọn hạt giống tốt vào các lớp chất lượng cao dể xây dựng đoi ngũ giảng viên đại học.

Read More...

Khen ngợi, động viên con thế nào cho tốt

ĐSGĐ-Khen ngợi con bao nhiêu là đủ? Liều lượng như thế nào là vừa phải? Các chuyên gia cho rằng chất lượng của lời khen còn quan trọng hơn nhiều so với số lượng...

Quá nhiều lời khen sẽ phản tác dụng

Bố mẹ thường khen ngợi con mình khi chúng học tập tốt ở trường, chiến thắng một trò chơi, xây được lâu đài cát đẹp, hay bất cứ điều gì có vẻ đáng chú ý hoặc xuất sắc.

TSJenn Berman, chuyên gia trị liệu gia đình, tác giả cuốn The A to Z Guide to Raising Happy and Confident Kids (Cẩm nang nuôi dạy những đứa trẻ tự tin và hạnh phúc) nói: “Cách đây vài thập kỷ, bố mẹ quá nghiêm khắc với con cái còn bây giờ chúng ta lại rơi vào thái cực đối lập: chúng ta lại quá dễ dãi, khen ngợi con mình quá mức!”

Bằng cách đem đến cho con vô số lời khen ngợi, nhiều bố mẹ nghĩa rằng họ đang xây dựng cho con mình sự tự tin, cảm giác về giá trị của bản thân, thế nhưng, sự thật có thể là ngược lại. Mặc dù bố mẹ có ý định tốt đẹp, nhưng việc tâng bốc con quá sớm thực sự gây cản trở cho sự phát triển của chúng.



Ảnh minh họa


Quá nhiều lời khen có thể phản tác dụng, đặc biệt khi lời khen giả tạo, không thành thật. Điều đó có thể khiến con trẻ sợ hãi khi thử những điều mới hay đối mặt với thử thách bởi vì chúng lo sợ không đứng đầu như bố mẹ vẫn luôn hình dung và mong đợi. Việc bố mẹ thường xuyên khen ngợi cũng đưa ra một thông điệp ngầm rằng, con lúc nào cũng phải được bố mẹ đồng ý, thụ động chờ vào sự đánh giá của bố mẹ.

Tuy vậy, quá ít lời khen cũng có hại không kém. Con trẻ sẽ cảm thấy như chúng chưa đủ tốt hay bố mẹ không quan tâm, và chúng có thể thiếu đi động lực để đạt tới những thành tựu mới.

Vậy thì, khen ngợi bao nhiêu là đủ? Liều lượng như thế nào là vừa phải? Các chuyên gia cho rằng chất lượng của lời khen còn quan trọng hơn nhiều so với số lượng.

Chúng ta đặc biệt nên ghi nhận nỗ lực mà lũ trẻ đã bỏ ra để thúc đẩy chính mình, làm việc chăm chỉ để đạt tới mục tiêu. Điều cần ghi nhớ ở đây là “quá trình mới là quan trọng, chứ không chỉ là kết quả cuối cùng”.

Con bạn có thể không phải là cầu thủ đá bóng tốt nhất trong đội của cậu bé, nhưng cậu đã chăm chỉ ra sân tập mỗi ngày, mỗi lần vấp ngã lại đứng dậy, hôm nào thua cuộc lại rút kinh nghiệm để hôm sau tốt hôn, bạn cần phải khen ngợi nỗ lực của cậu bé dù đội bóng có thua hay thắng đi nữa. Điều cần lưu ý rằng những lời khen cần đưa ra phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và tương xứng với sự cố gắng mà con đã đầu tư vào.






Ảnh minh họa

Chẳng hạn, con bạn có thói quen học tập rất tốt, không có nghĩa là tối nào bạn cũng khen ngợi cô bé bởi vì điều đó đã thành nề nếp thường nhật. Hãy khen ngợi khi con làm được điều gì đặc biệt hơn những công việc thường ngày. Một tình huống thực tế khác cũng xứng đáng được đánh giá cao, theo ý kiến của chuyên gia là khi con bạn mất vài tuần để tập xe đạp và cuối cùng đã tự mình đi xe mấy vòng quanh nhà. Lời khen ngợi của bố mẹ sẽ khích lệ cô bé/cậu bé tiếp tục luyện tập.

Dù con bạn có đạt thành tích xuất sắc cỡ nào, cũng nên thưởng con bằng tiền bạc. Chúng ta đều muốn con mình là những đứa trẻ biết tự thúc đẩy bản thân. Nếu bố mẹ đưa ra điều kiện “con được 10 điểm sẽ thưởng 20 nghìn”, đồng tiền sẽ trở thành mục tiêu, động cơ học tập của con, chứ không phải cảm giác tích cực về thành công.

Trong khi thưởng tiền cho con không phải là một ý tưởng thông minh, bạn nên tạo ra những cơ hội để tuyên dương sự chăm chỉ và những thành tựu của con mình. Đi ra ngoài ăn kem hay làm những món đặc biệt sau kết quả cao của kỳ thi hay đạt giải văn nghệ là những cách hiệu quả để thể hiện sự đánh giá cao những nỗ lực và thành tích của con bạn.

Bí quyết để đưa ra những lời khen thực tế

Khen ngượi con là một phần quan trọng để xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng. Tuy nhiên, có một số lưu ý mà bạn cần nắm rõ để lời khen luôn có tác dụng khuyến khích và thúc đẩy con bạn tiến lên phía trước.

Hãy cụ thể

Thay vì nói “con là một thủ môn giỏi” hãy nói “con đoán hướng bóng tuyệt vời”. Những lời khen cụ thể giúp trẻ xác định được những kỹ năng đặc biệt, cần phát huy của chúng.

Hãy thành thật

Lời khen cần phải luôn chân thành. Trẻ con luôn có cách để nhận biết khi nào thì lời khen giả tạo, nhằm an ủi chúng. Khi đó, con bạn không còn tin tưởng vào bố mẹ nữa. Tồi tệ hơn, chúng bắt đầu cảm thấy bất ổn vì không tin được những lời lẽ tích cực của bố mẹ nữa.





Ảnh minh họa



Khuyến khích những hoạt động mới

Hãy khen ngợi khi con thử những điều mới mẻ, chẳng hạn như học lái xe đạp hay giao tiếp tiếng Anh, như vậy con sẽ không sợ hãi và bỏ cuộc khi mắc lỗi.

Đừng lúc nào cũng khen con “thông minh”, “tài năng”

Đừng khen ngợi quá nhiều về những đặc điểm, phẩm chất của trẻ, chẳng hạn như đẹp trai, xinh gái, thông minh, sáng sủa, tài năng. Khi con bạn nghe những từ này một cách thường xuyên, chúng trở nên không còn mấy ý nghĩa.
Chỉ khen khi bạn thấy xứng đáng

Hãy nói rằng “con làm tốt lắm” khi đúng thật là con bạn đã miệt mài làm đi làm lại bài toán cho đến khi giải được nó. Điều đó sẽ cho con bạn thấy rằng bạn thực sự để ý và phân biệt được sự nỗ lực làm việc và không nhầm lẫn với những lúc kết quả đến do may mắn, dễ dàng.

Một lần nữa, tập trung vào tiến trình

Phải nhắc lại nhiều lần rằng, tiến trình mới là mấu chốt, không phải là kết quả. Không phải tất cả mọi đứa trẻ đều có năng khiếu thiên bẩm về thể thao hay là học sinh thông minh sáng dạ. Nhưng những đứa trẻ học được cách làm việc chăm chỉ và kiên trì, không ngại vượt qua khó khăn sẽ có những tài năng đặc biệt, có thể tiến xa trên đường đời. Lời khen tập trung vào nỗ lực sẽ giúp nuôi dưỡng tinh thần như vậy ở con chúng ta.

Read More...

Kĩ năng cần thiết cho bé 5 tuổi

Ai cũng biết rằng kỹ năng sống ngày nay rất quan trọng, chính vì vậy nên có nhiều bậc cha mẹ ra sức ép con đi học những lớp học về kỹ năng sống dành cho trẻ em. Điều này là hoàn toàn tốt, nhưng bạn nên biết rằng việc rèn luyện kỹ năng sống cho con bắt nguồn từ chính môi trường sống xung quanh bé, và kỹ năng của trẻ phản biện chân thực qua những thói quen hàng ngày. Hãy luyện tập kỹ năng cho trẻ từ những tình huống cơ bản nhất ba mẹ nhé.





Hãy để trẻ tự tập ăn

Thông thường dưới 5 tuổi, trẻ sẽ được ăn bằng thìa. Tuy nhiên, khi trẻ bước sang tuổi thứ 5 thì người lớn nên bắt đầu dạy trẻ cách dùng đũa. Ban đầu, trẻ sẽ hơi vụng về khi cầm đôi đũa và có thể làm bạn cáu giận vì thức ăn vung vãi khắp nhà. Vậy nhưng hãy kiên trì, con sẽ học cách cầm đũa rất nhanh và bạn sẽ cảm thấy bất ngờ xen lẫn hạnh phúc khi chứng kiến con trưởng thành hơn sau mỗi bữa ăn. Có một lưu ý khi các mẹ dạy con cách cầm đũa, hãy cho trẻ dùng một đôi đũa bé và phù hợp với bàn tay nhỏ xinh của trẻ. Những đôi đũa lớn có thể làm trẻ lúng túng và khó kiểm soát hơn.

Vệ sinh cá nhân
Trẻ có thể tự súc miệng, đánh răng và rửa mặt. Người lớn cũng nên dạy trẻ cách rửa tay trước mỗi bữa ăn và nhận biết khi nào thì quần áo của mình bị bẩn cần phải giặt. Đối với các bé gái, việc chải chuốt làm điệu cũng rất quan trọng. Bạn hãy dạy con thói quen tóc tai luôn gọn gàng và chọn trang phục phù hợp với từng hoàn cảnh.

Mặc quần áo

Hàng ngày mỗi khi tắm cho con xong, bạn hãy để trẻ tự chọn quần áo và tự mặc đồ. Có thể ban đầu trẻ sẽ không làm mọi thứ được theo ý bạn. Tuy nhiên hãy luôn động viên và đừng tiếc những lời ủng hộ dành cho bé. Con sẽ cảm thấy ý kiến của mình được tôn trọng.

Tất nhiên, cha mẹ cũng đừng quên dạy con phải để quần áo thật ngăn nắp và gọn gàng nhé.

Dạy con làm việc nhà

Trẻ 5 tuổi đã có thể làm được những công việc đơn giản như tự xếp gọn đồ chơi của mình thật ngăn nắp. Mục đích của việc này chính là dạy trẻ cách trân trọng những gì mình đang có cũng như ý thức trách nhiệm với những thứ là của mình.

Read More...

Cách chọn gia sư cho con

Bạn rất kỳ vọng vào người gia sư mà bạn sẽ tuyển về có thể làm thay đổi tình thế.Bạn luôn bận rộn với công việc làm ăn, buôn bán nên không có thời gian để lo cho con mình hoặc vì một lý do nào đó mà bạn cần phải có một người nào đó để kèm cặp việc học tập của con mình.Bạn luôn dành thời gian để quan tâm tới việc học của con em mình, bạn tìm thật nhiều gia sư riêng, mỗi môn một người. Dạy liên tục Toán, Lý, Hóa, Anh, Sinh….đến mức không có thời gian để cho các em nghỉ ngơi và dĩ nhiên số tiền mà bạn đầu tư vào việc này cũng không phải là nhỏ, thế nhưng kết quả đạt được đã không như bạn mong muốn mà thậm chí còn ngược lại! Tại sao?

• Ở đây tôi xin phân tích hai khía cạnh đó là tại sao kết quả học tập của con bạn không được như mong muốn và cách chọn gia sư cho các em học sinh.• Theo tôi sở dĩ có những điều nghịch lý như vậy là vì những lý do chính sau đây:




• A/Tại sao kết quả học tập của học sinh không được như ý muốn?

1/ + PHHS chỉ lo làm kinh tế mà không hề quan tâm đến việc học của con em mình ngay từ đầu. Thậm chí có nhiều PHHS còn tất bật đến mức mọi sinh hoạt học tập ăn ngủ đi lại của con em mình đều giao cho người khác lo, còn mình chỉ cung cấp tiền là xong! Theo thời gian các em học sinh lớn lên trong sự thiếu thốn tình cảm và sự quan tâm chính đáng từ phía gia đình, sẵn có tiền nhiều trong túi các em lao vào ăn chơi … và tất nhiên trong trường hợp này kết quả học tập sẽ tinh nghịch với số tiền mà PHHS bỏ ra. Tới lúc phát hiện ra kết quả học tập của con em mình xa sút mới tìm gia sư về để mong thay đổi kết quả học tập bằng số tiền mình trả lương hang tháng cho gia sư! Nhưng không!

• Quý PH nên nhớ rằng Giang sơn dễ đổi – Bản tính khó dời và không phải là thần thánh có thế hồ biến để thay đổi mọi thứ trong đó bao gồm cả tính lười biếng của con bạn đã tích lũy trong người qua một thời gian dài mà ngay cả bạn cũng phải bó tay.• Trong khi đó: Thường thì khi cần tiền Giáo viên – Gia sư -Sinh viên mới đi tìm lớp dạy kèm. Khi nhận lớp họ cũng phải đóng một phần lệ phí ban đầu cho TT gia sư để làm chi phí quảng cáo. Chính vì thế mà giáo viên sinh viên coi đây như là một việc làm thậm chí đối với những trường hợp đang khó khăn về kinh tế thì đây còn là cứu cánh . Vì vậy nếu không thật sự cần thiết hoặc gặp những gia sư đi dạy chỉ để kiếm tiền mà không quan tâm đến đạo đức của một nhà sư phạm thực thụ. Cộng với áp lực từ phía học trò vì nói ra sợ học trò phật ý sẽ mất lớp dạy. ( Theo kinh nghiệm của tôi thì khoảng 80% gia sư thẳng thắng khiển trách hoặc báo cáo tật xấu của học sinh cho PHHS biết sẽ bị học sinh nghỉ học và "cho nghỉ dạy" ngay sau đó vài ngày.)• Nên chẳng gia sư nào giám nói ra sự thật thậm chí ngay cả khi biết chắc chắn rằng tình hình sẽ không thể thay đổi nếu tiếp tục dạy học trò đó nhưng sợ mất lớp dạy nên vẫn hứa hẹn và vẫn dạy như thường vì họ cần có tiền để trang trải cuộc sống và họ cũng biết rằng trong trường hợp này thì giáo viên khác cũng bất lực thôi.• Kết quả như thế nào không cần nói thì các bạn cũng biết rồi, trong trường hợp này quý PH cũng cần phải xem xét lại không thể nào đổ hoàn toàn lỗi do gia sư dạy không tốt được, vì thầy dạy mà trò cố tình không học thì cũng bằng không. PH cần phải quan tâm theo dõi con mình sau đó trao đổi một cách thẳng thẳng với gia sư để có phương án tốt nhất cho con bạn.

2/ Quý phụ huynh quá chủ quan vì nghĩ rằng chỉ cần có người kèm vài bữa là được. Hoặc vì lý do kinh tế mà dù biết rằng con mình học rất yếu và cần phải có gia sư, nhưng để đến những ngày cuối cùng mới tìm người cho đỡ tốn chi phí .. Trong trường hợp này chắc chắn kết quả cũng không được như quý PH mong muốn vì những lý do sau:+ Với những ngày cuối cùng này khi gọi điện tới TT gia sư quý phụ huynh thường là rất gấp, yêu cầu phải có người ngay và đây là một yếu tố chính làm cho TT không kỹ lưỡng trong việc tuyển người lý do là không có thời gian.+ Việc học đâu phải là một "sáng một chiều", không một giáo viên nào có thể thay đổi tình hình trong thời gian ngắn một cách mầu nhiệm như vậy cả với lý do như sau: Gia sư bắt buộc phải cố gắng nhồi cho học trò càng nhiều kiến thức để bổ xung kiến thức “gấp” cho học sinh. Nhưng với kinh nghiệm của bản thân, tôi xin cam đoan với bạn rằng với những học sinh yếu bạn càng “nhồi” bao nhiêu thì học sinh sẽ càng sợ học bấy nhiêu, thậm chí bỏ không học nữa vì nghĩ rằng gia sư dạy không tốt, cũng là tự nhiên thôi vì có hiểu đâu mà học.

3/ Quý phụ huynh quan tâm tới việc học của con em mình không đúng cách, tìm thật nhiều gia sư, rồi lại đóng tiền học thêm ở trường ở TT bắt học sinh học “ chết bỏ”.. dẫn tới “ Tiền mất – tật mang”!+ Có nhiều PHHS quản lý thời gian của con em mình bằng cách ép các em học ngày học đêm. Mỗi môn một gia sư ngay cả những môn học thuộc các em có thể hoàn toàn học được. Vì phụ huynh nghĩ rằng học như thế con mình sẽ giỏi lên?+ Trong quá trình làm gia sư của tôi, tôi từng gặp rất nhiều học sinh mà phải nói chỉ cần nhìn sơ qua cái lịch “làm việc” của các em thôi cũng đủ để tôi phải phát hoảng. Sáng học, trưa học, chiều học, tối lại học! Học đến mức càng ngày các em càng giống một cái máy hơn là một đứa học sinh. Giáo viên nói sao chép vậy, chỉ tới đâu làm tới đó không hề có một tý sáng tạo nào hết. Trong khi đó những học sinh ở nông thôn như tôi làm gì có thời gian mà học dữ vậy, một buổi đi học còn một buổi đi làm. Thậm chí từ trước tới giờ tôi chưa bao giờ học thêm thế mà tôi vẫn đậu vào một trong những trường danh tiếng nhất Việt Nam như thường đấy thôi.

4/Bệnh thành tích,tính ích kỷ, ghanh tị của một vài giáo viên ở trường đã vô tình biến các em học sinh thành một cỗ máy biết nghe lời Có một vài giáo viên vì bệnh thành tích, ghanh tị hay vì muốn ép học trò phải đi học thêm mà có những phương pháp giảng dạy và hành động rất phi sư phạm như: Khi giải một bài toán phải làm giống y chang từ đầu tới cuối, ngay cả cách viết công thức cũng phải giống hoàn toàn theo cách của mình thì mới cho là đúng!? Còn nếu làm theo phương pháp khác thì dù có ngắn hơn, hay hơn cũng cho là sai, thậm chí có một vài giáo viên còn sửa đúng sai mới lạ! Tôi đã gặp rất nhiều học sinh cấp III trong quá trình học với tôi cứ lặp đi lặp lại những câu đại loại như: “Cô em nói phải viết như thế này”, “ Thầy em nói phải viết như thế kia”, “Ở trường em không giải theo phương pháp đó”….đến cả cách viết công thức cũng “ Ở trường em bắt phải viết khác”..., mà không hề biết lý do tại sao lại phải viết như vậy, hoặc tại sao làm như vậy là không được......?

Tôi tự hỏi sao học sinh bây giờ lại “ngoan” với giáo viên đến thế?!

Giáo viên m&agrav “dám sáng tạo” khi gặp phải những “nhà giáo” như thế, vì sợ e; dạy như thế thì làm sao học sinh sáng tạo được?

Rõ ràng chẳng đứa học trò nào trừ điểm! Những nhà giáo này quên rằng lich sử đã nhiều lần chứng minh rằng đôi khi học trò còn giỏi, thông minh, sáng tạo hơn giáo viên nhiều. Có nhiều lúc học trò đã đưa ra những kết quả chính xác, ngay cả khi giáo viên vẫn chưa kịp suy nghĩ là chuyện bình thường. Đó là lý do tại sao tôi nói học sinh càng học càng thụ động và càng giống một “cỗ máy” biết nghe lời hơn là một đứa học sinh!

B/ Tìm gia sư cho con mình như thế nào? Theo tôi một người thầy giỏi không phải là người nhồi nhét cho học sinh thật nhiều kiến thức trong một đơn vị thời gian, mà phải là người mang đến cho học sinh niềm đam mê, sự mày mò và sáng tạo. Người đó phải có một liều đặc trị để làm cho những học sinh yếu ham học trở lại và không sợ kiến thức nữa, từ chỗ ham học tự động các em sẽ giỏi dần lên. Dựa vào các chỉ tiêu chính sau:

1/ Kiến thức của gia sư. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất: Muốn đào tạo một học sinh giỏi thì thầy giáo cũng cần phải có kiến thức tốt. Thầy phải hay thì mới đào tạo được trò giỏi đó là điều hiển nhiên, do đó nếu chọn sinh viên thì phụ huynh cần phải chọn sinh viên đó học tại những trường có uy tín. (Điều này chỉ đúng khoảng 65 - 70%, tiếp tục phân tích trong mục 2).

2/ Cách truyền đạt của gia sư, gia sư giỏi chưa chắc đã là gia sư tốt ! Bạn đừng sai lầm rằng giáo viên sẽ dạy tốt hơn sinh viên, hay sinh viên trường Sư Phạm sẽ dạy tốt hơn Bách Khoa và ngược lại! Trên thực tế có rất nhiều người có kiến thức rất tốt, tài năng của họ thậm chí được cả thế giới công nhận. Thế nhưng chưa chắc gì họ đã dạy tốt thậm chí là không bằng một người học hành rất bình thường từ những trường bình thường tôi đã được học những người thầy như vậy.

Tại sao? Vì họ truyền đạt quá cao siêu họ xác định không đúng đối tượng để truyền đạt…..dẫn đến chẳng ai hiểu gì cả. Những người này nên làm công tác nghiên cứu của một nhà khoa học sẽ hay hơn là một giáo viên. Điều này đã được thực tế chứng minh. Vì vậy gia sư tốt cần phải hội tụ cả 3 yếu tố đó là: + Gia sư phải giỏi. + Cách truyền đạt phải phù hợp.

+ Tâm huyết với nghề. Thiếu một trong 3 yếu tố này thì gia sư đó không phải là một gia sư tốt cho dù họ học trường nào, thành tích của họ ra sao đều không quan trọng. Do đó quý phụ huynh phải thường xuyên theo dõi cách giảng bài của gia sư sau đó quan tâm trao đổi với con của mình để chọn được những vị gia sư tốt thật sự.

3/ Tư cách đạo đức và kế hoạch của gia sư đối với con bạn. + Tác phong và tư cách đạo đức của gia sư cũng là một điều không thể bỏ qua được. Vì gia sư là người gần gũi với con bạn nhất và có ảnh hướng rất lớn đến con của bạn. Đã có rất nhiều phụ huynh đã phải vì chọn nhầm những vị gia sư này.+ Theo tôi một gia sư tốt thì phải biết được học trò của mình thuộc đối tượng nào để có kế hoạch và phương án giảng dạy cho phù hợp nhất.

Read More...

Kĩ thuật dạy để trẻ không bướng bỉnh

Bướng bỉnh không phải là đặc thù tính cách của trẻ tuổi chập chững biết đi, mà tính cách này đã được “cộng thêm” trong quá trình học hỏi của trẻ khi “liên kết” với cách dạy dỗ của cha mẹ.

Ứng xử với một đứa trẻ đang ở tuổi “ham học hỏi” này đòi hỏi phải có sự tinh ý, nhạy bén. Giọng nói, cảm xúc, ánh mắt, thái độ… của mẹ đều có thể in dấu lên tâm trí và tạo thành những lối mòn trong hành động của trẻ. Chị Yên Linh, mẹ của Rin, một cậu bé 20 tháng tuổi đã chia sẻ lại kinh nghiệm nuôi dạy con của mình như sau:

Tông giọng và cảm xúc

Có một việc mẹ Rin vẫn đang phải sửa mãi, đó là điều chỉnh cảm xúc và tông giọng của mình đối với con. Thông thường, đứa trẻ sẽ rất nhạy cảm với vẻ mặt và lời nói của mẹ. Nếu người mẹ biểu lộ sự giận dữ, lớn tiếng, bé bướng bỉnh sẽ càng bướng bỉnh hơn để “kiểm tra ranh giới” và “tìm sự chú ý hơn” cho những lần sau.

Khi cha mẹ biểu lộ sự giận dữ, đứa bé bướng bỉnh sẽ cảm thấy thỏa mãn được sự “khám phá” giới hạn mà nó có thể làm với cha mẹ và “cái tôi” của nó, vì trẻ con luôn muốn được chú ý. Mặt khác, có thể bé sẽ cảm thấy không được tôn trọng và sẽ càng bướng bỉnh, bất cần hơn.

Ngược lại, đối với một đứa bé biết vâng lời, sự biểu lộ cảm xúc thái quá trong lời nói và nét mặt của mẹ sẽ làm cho nó sợ hãi, mất dần sự tự tin.

Bên cạnh đó, nếu bé té, ngã hoặc làm điều gì sai, bé sẽ nhìn xem phản ứng của mẹ trước tiên. Nếu mẹ giận dữ, lo lắng hoặc biểu lộ cảm xúc thái quá, ngay lập tức đứa bé sẽ cảm nhận được ngay và có hành động dây chuyền hoặc phản ứng với sự việc theo đúng cách mà nó thấy mẹ nó phản ứng với sự việc.


Thái độ xoắn xít lo lắng của mẹ sẽ làm trẻ thêm sợ hãi. Ảnh: Getty images

Chẳng hạn, mỗi lần Rin ngã, dù thấy bé có u đầu nhưng mẹ vẫn bảo “ồ, không sao đâu con, đứng lên đi”. Ngay sau đó, bé sẽ cảm thấy sự việc vừa rồi rất bình thường, bé sẽ đứng lên như không có chuyện gì xảy ra. Dĩ nhiên bài học này cũng được rút ra sau vài lần bé ngã, vì lúc đầu mẹ thường hay nhào tới và la lên “Ôi, có sao không con?”, mặt lộ vẻ lo lắng, thì bé sẽ khóc òa lên và sợ hãi (chỉ vì thấy mẹ biểu lộ sự sợ hãi) dù thực sự chẳng có gì cả.

Một khi người mẹ quá lo lắng, đứa bé sẽ cảm nhận ngay cảm xúc này ở người mẹ bằng bản năng của nó, và nó sẽ càng sợ hãi tột độ với những việc hoặc những “tai nạn” xảy đến với nó dù là nhỏ nhất.

Hành động “bắc cầu”

Rin rất hay đánh mẹ để được chú ý, hoặc biểu lộ sự không vừa lòng. Dĩ nhiên, mẹ Rin cũng la, cũng phạt (úp mặt vào tường 10 phút, hoặc có hôm thì “ăn roi”). Việc này tuy một mặt làm bé hiểu được hành động đó là sai, nhưng mặt khác, đối với những bé hiếu động, sẽ vô hình chung làm bé nhớ về “hành động” đó nhiều hơn. Vì mỗi lần bị la, là mỗi lần hình ảnh về hành động đó được lặp lại trong trí nhớ của bé, và bé còn quá nhỏ để hiểu vì sao không được làm như vậy.




Khóc là thái độ đòi hỏi “yêu sách” làm mẹ dễ mềm lòng nhất. Ảnh: Getty images

Vì vậy, bên cạnh việc phạt bé, mẹ Rin được hướng dẫn “hành động bắc cầu”. Thay vì mẹ la hoặc hét lên những lời giận dữ, các mẹ hãy hướng sự chú ý của bé vào một hành động khác, để bé quên đi hành động hư vừa rồi. Như Rin, mỗi lần bé hư, hoặc đòi mãi một món đồ, mẹ hãy nói “a, bây giờ mẹ con mình ra đường chơi nhé?” hoặc “a, có con gì ngoài cửa sổ kìa con, con gì đẹp thế nhỉ?”… Việc hướng sự chú ý của bé vào hành động, hình ảnh khác sẽ tránh sự lặp lại của một hành động hư của bé. Vì hành vi được tạo từ thói quen. Và nếu hành động hư được lặp lại nhiều lần, nó sẽ tạo thành thói quen của bé.

Cho nên, ngoài việc kỷ luật, chúng ta còn nên tránh cho hành vi đó in sâu trong tâm trí bé, vì tùy vào cá tính từng bé mà “hành động” đó sẽ có nguy cơ trở thành “thói quen xấu” hoặc “kỷ niệm tồi”.

Tạo môi trường

Mẹ Rin nhận thấy việc không vâng lời ở bé, phần lớn cũng còn tùy thuộc vào môi trường xung quanh của bé. Vì vậy, khi dạy bé, không nên có sự can thiệp của ông bà hoặc những người khác, vì bé nào khi bị la cũng sẽ có xu hướng tìm kiếm sự bảo vệ từ người khác. Với việc này, nếu ông bà (những người rất hay chiều cháu) can thiệp vào, bé sẽ rất khó để hiểu được ranh giới của việc đúng, sai, tính kỷ luật, sự tôn trọng và vâng lời.

Vì vậy, mẹ Rin nghĩ, khi dạy/phạt bé tuyệt đối không để ông bà tham gia (nếu sống chung) hoặc cần làm công tác tư tưởng với ông bà trước, rằng không nên bênh cháu khi bị la, vì làm như vậy, bé sẽ nghĩ rằng mẹ sai và từ đó có xu hướng không vâng lời mẹ nữa. Nếu có điều kiện, khi bé làm sai, các mẹ nên phạt bé ở một chỗ / góc riêng, nơi người khác không thể can thiệp, không hỏi tới để tránh bé bị phân tâm khi bị phạt.

Khi bé làm điều gì mẹ giận:

- Cố gắng giữ bình tĩnh. Ở khía cạnh này, các mẹ nên học tư tưởng là đứa bé nào cũng như vậy, cũng làm vài điều hư, để bản thân mình bớt giận con. Sự bình tĩnh ở người lớn tác động rất lớn đến cảm xúc của bé.

- Nghiêm giọng và nhìn thẳng vào mặt bé, nghiêm túc chỉ cho bé thấy điều sai. Việc này sẽ giúp bé hiểu hơn về sự tính kỷ luật.

- “Nếu con làm một lần nữa, mẹ sẽ phạt!”. Và nếu bé vẫn tái phạm, mẹ nên phạt. Như vậy, bé sẽ học được sự giới hạn của những việc mình làm.

Read More...

Dạy bé tính kỉ luật

Hoàn toàn không cần áp dụng bất kỳ biện pháp trừng phạt nào con bạn vẫn ngoan.
Tạo cho trẻ thói quen tôn trọng nội quy và sống có kỷ luật mà không cần dùng đến các biện pháp trừng phạt trẻ, chắc hẳn là điều các bậc phụ huynh rất quan tâm.
Cùng tham khảo những chia sẻ về các biện pháp giáo dục con trong những tình huống cụ thể dưới đây nhé.

1. Trẻ không chịu đi ngủ đúng giờ

Các em bé không nhận thức được tầm quan trọng của việc sinh hoạt đều đặn, đặc biệt là ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Thường thì trẻ luôn bị cuốn vào những trò chơi mà đã quên đi cơn buồn ngủ và nhất định không chịu đi ngủ mặc dù đã khuya.
Vậy mẹ phải làm gì? Hãy kiểm soát giờ ngủ của trẻ chứ đừng để trẻ thoải mái, thích ngủ lúc nào thì ngủ. Để tạo nếp ngủ đúng giờ cho trẻ, mẹ cần kiên nhẫn và khéo léo. Đầu tiên mẹ cần giao ước giờ ngủ với con. Mỗi ngày, thay vì ra lệnh cho trẻ: “Đứng dậy đánh răng, mặc đồ ngủ và lên giường! Mau!”, mẹ hãy tạo sự hứng thú cho con ngay cả trong những công đoạn chuẩn bị đi ngủ như: “Con muốn đánh răng trước hay mặc đồ ngủ trước nào”. Cách đó sẽ tạo cho trẻ cảm giác không phải trẻ đang bị ép buộc mà con đang được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về các việc làm của mình.
Một tấm hình về giấc ngủ dịu êm của một nhân vật hoạt hình hay một bạn nhỏ mà con yêu thích dán ở cạnh giường ngủ của con cũng có tác dụng nhắc nhở con tự giác đi ngủ.

2. Trẻ làm loạn ở nơi công cộng

Trẻ nhỏ thường chưa kiểm soát được các hành vi và cảm xúc của mình. Chẳng hạn, khi bạn cho bé đi mua sắm, trong khi bạn đang còn bận rộn lựa đồ ở quầy rau củ thì con cứ nằng nặc đòi mẹ mua cho chiếc xe điều khiển từ xa. Khi mẹ trả lời “không”, trẻ vẫn tiếp tục mè nheo, thậm chí khóc nhè khiến mọi người đều chú ý đến hai mẹ con. Trong trường hợp này, mẹ cần chỉ cho bé hai điều: một là khi đang ở ngoài thì trẻ cần cư xử như thế nào cho đúng và hai là cách để kiềm chế những ham muốn.
Vậy mẹ phải làm gì? Mẹ hãy giữ thái độ bình tĩnh nhất có thể. Sau khi gửi lại giỏ hàng, mẹ đưa bé ra ngoài. Ngồi cùng con trong xe hơi hay là ghế đá bên lề đường, mẹ nói với bé: “Mẹ sẽ sẵn sàng lắng nghe khi con nín khóc”.
Khi bé bình tĩnh lại và nín khóc, mẹ hãy chỉ cho trẻ thấy trẻ đã vừa làm gì sai. Sau đó, mẹ có thể đưa bé quay trở lại bên trong và giúp con kiểm soát những han muốn của mình bằng cách nói với con rằng: hôm nay là ngày mua sắm các đồ dùng gia đình, còn món đồ chơi đó mẹ sẽ mua cho con trong một dịp đặc biệt như ngày sinh nhật hoặc cuối năm học nếu con đạt kết quả tốt.
Bạn sẽ dạy cho con bài học về sự giới hạn, cần phải kiểm soát sự ham muốn chứ không phải thể hiện ra bằng cách ném ra những cơn giận dữ.



3. Tranh giành đồ chơi với bạn

Chơi với bạn như thế nào cũng cần mẹ phải hướng dẫn cho trẻ. Trẻ có thể đang chơi hòa thuận và rất vui vẻ với bạn nhưng quay đi quay lại đã thấy khi thì con giật đồ chơi của bạn, khi thì đang cố gắng giằng co chiếc bút chì màu của bạn. Và nếu không giành được thì khóc và chạy lại mách mẹ.
Vậy mẹ phải làm gì? Mẹ hãy chỉ cho bé thấy hành vi của con như vậy là không được và có thể nói với bé rằng: Có vẻ như con không muốn chơi với bạn nữa đúng không? Vậy thì hãy đứng lên và ra chỗ khác.
Nhiều trường hợp, bé còn dùng chính con búp bê mà hai bạn vừa giành nhau để đánh vào đầu bạn. Những lúc như vậy, mẹ cần tách hai bạn, để mặc cho bé chơi một mình. Điều đó sẽ khiến bé hiểu rằng, nếu bé còn làm như vậy thì sẽ không có ai còn chơi cùng bé nữa.

4. Nói trống không

Khả năng học hỏi và bắt chước của trẻ là rất nhanh. Ưu điểm này đôi khi khiến bố mẹ lo lắng vì dù ở nhà con được giáo dục tốt đến đâu mà khi ra ngoài xã hội, giao tiếp với bạn bè, con vẫn rất dễ học những thói hư, tật xấu. Ăn nói trống không với người lớn là một ví dụ điển hình. Nhưng ngoài nguyên nhân do ngôn ngữ của con chưa chuẩn, một yếu tố quan trọng khác đó là do trẻ chưa nhận thức được điểm khác biệt khi giao tiếp với người lớn và với bạn bè.
Vậy mẹ phải làm gì? Mẹ cần nhấn mạnh cho con biết cách diễn đạt một câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ; cách sử dụng các từ ngữ lịch sự và luyện tập thật nhuần nhuyễn cho trẻ. Sau đó, bạn có thể quy định với con, nếu con nói trống không với mẹ, mẹ sẽ không thực hiện các yêu cầu của con. Đồng thời, mẹ hãy nhìn thẳng vào mắt con và yêu cầu trẻ diễn đạt lại. Và tất nhiên, mẹ sẽ không có lý do gì để từ chối nếu con đề nghị lịch sự rằng: “Mẹ ơi, mẹ cho phép con chơi ở ngoài sân nhé”.
Nếu con bạn mắc lỗi nói trống không với những người lớn khác thì ngay lúc đó, mẹ hãy yêu cầu con sửa lại kèm theo một lời xin lỗi. Hoặc là mẹ có thể xin lỗi thay trẻ và không quên nhắc nhở con khi chỉ có hai mẹ con. Đôi khi việc này cũng cần một sự kiên nhẫn bởi con vẫn là một “tân binh” trong nghệ thuật giao tiếp.

5. Mắc lỗi nhưng chưa biết cách sửa sai

Có một sự thật là khi trẻ còn nhỏ thì rất khó để trẻ ghi nhớ và tuân thủ tất cả những nội quy và quy định. Trẻ rất cần bạn – những người đã trưởng thành hướng dẫn để trẻ có thể thực hiện các quy tắc, cũng như chỉ cho trẻ cách phải sửa lỗi như thế nào. Đó cũng là cơ hội để bạn trang bị cho bé những kỹ năng xử lý tình huống cần thiết.
Vậy mẹ phải làm gì? Trước hết mẹ phải thật bình tĩnh, tránh quát tháo hay là áp dụng những hình phạt với trẻ khi trẻ mắc lỗi mà hãy chỉ cho con thấy hậu quả con vừa gây ra và cách khắc phục hậu quả đó như thế nào. Ví dụ như khi thấy trẻ dùng bút màu vẽ nhằng nhịt lên bức tường nhà trắng tinh. Mẹ cần nghiêm khắc phê bình trẻ: “Con được phép vẽ ở đâu? Bức tường có phải tờ giấy để con vẽ bẩn lên không? Bây giờ con định làm thế nào?”. Sau đó yêu cầu trẻ tự lấy giẻ để lau những vết màu mà con vừa mới vẽ lên. Có thể mẹ vẫn phải làm sạch lại giúp con nhưng quan trọng là con đã biết khi con gây ra lỗi thì con phải chịu trách nhiệm về nó.
Như vậy là cha mẹ hoàn toàn không cần áp dụng bất cứ một biện pháp trừng phạt nào đối với con cái của mình. Đặc biệt hơn, nếu bạn dạy cho con cách xử lý tình huống tốt thì không lâu nữa em bé của bạn sẽ luôn hành động có ý thức và tự lập trong cuộc sống.

Read More...

Gia sư "áo xanh tình nguyện"

QĐND - Từ ngày 10 đến 31T-8-2013, Trung tâm Hỗ trợ học sinh -sinh viên TP Hồ Chí Minh, phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và việc làm (Trường Đại học Bách khoa thành phố), tổ chức chương trình tình nguyện “Gia sư áo xanh”. Chương trình này nhằm giúp đỡ những học sinh có học lực thấp, hoàn cảnh khó khăn ôn tập hè và chuẩn bị kiến thức cho năm học mới. Theo đó, các sinh viên tình nguyện được tuyển chọn kỹ với học lực khá, hạnh kiểm tốt sẽ được giới thiệu đến các gia đình học sinh, giúp các em ôn tập các môn: Toán, Lý, Hóa, Anh (từ lớp 6 đến lớp 12). Học sinh tham gia các lớp học này hoàn toàn miễn phí.

Ảnh minh họa.

Đối với những gia sư tham gia chương trình này, ngoài các tiêu chuẩn tuyển chọn, họ còn phải tham gia một lớp tập huấn về nghiệp vụ sư phạm cơ bản, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày vấn đề, phương pháp tiếp cận và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Có thể nói, đây là những bước chuẩn bị rất chu đáo, trách nhiệm của những người tổ chức chương trình, nhằm giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học lực thấp tiến bộ hơn.

Trong khi vấn đề dạy thêm, học thêm tràn lan, khó quản lý như hiện nay, không phải gia đình nào cũng có điều kiện kinh tế để lựa chọn cho con em mình một nơi ôn tập, học hành tử tế và chất lượng vào dịp nghỉ hè. Chương trình “Gia sư áo xanh” ở TP Hồ Chí Minh với sự tham gia của 200 sinh viên (tăng gấp hai lần so với năm 2012), hy vọng sẽ giúp đỡ cho nhiều em học sinh nghèo được bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, đồng thời giúp các em có những ngày hè bổ ích, đầy ý nghĩa, còn bản thân các bạn sinh viên cũng có cơ hội củng cố kiến thức và rèn luyện bản thân.

Chương trình “Gia sư áo xanh” ở TP Hồ Chí Minh đang mang lại những hiệu quả thiết thực, rất cần được nhân rộng tại các địa phương trong cả nước. Nếu như các trường học, các tổ chức đoàn thể đều tổ chức tốt chương trình ôn tập, bồi dưỡng cho học sinh có học lực thấp, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thì sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý học sinh trong những ngày hè. Đó là một vấn đề mà cả xã hội chúng ta đang quan tâm, mong muốn hiện nay. /.

Read More...

Bí kíp tìm cho con một gia sư Tiếng Anh giỏi

Tiếng Anh ngày nay đang trở thành ngôn ngữ thông dụng, là môn học chính thức trong nhà trường đó là lý do tại sao các quí phụ huynh luôn lo lắng, trăn trở về việc học tiếng Anh của con, muốn tìm cho con một gia sư thật tốt để có thể kèm cặp, theo sát con trong suốt quá trình học tập. Nhưng biết tìm đâu ra một gia sư thật sự tâm huyết và có trách nhiệm. Sau đây là một số bí kíp giúp các bậc phụ huynh tìm được một gia sư tiếng Anh giỏi.



Bí kíp 1: Hãy đến tìm gia sư cho con tại các trung tâm gia sư uy tín

Các trung tâm uy tin, đó là các trung tâm có địa chỉ cụ thể, có tư cách pháp nhân rõ ràng, có dấu riêng của trung tâm và có sự bảo đảm cam kết về thương hiệu và được nhiều người biết đến. Đội ngũ gia sư của các trung tâm là các giáo viên và sinh viên của các trường Đại học đã thông qua tuyển chọn kĩ càng và được tập huấn đầy đủ về công tác giảng dạy. Bạn hoa – sinh viên Đại học Ngoại Thương, gia sư tiếng Anh giỏi đã có 3 năm kinh nghiệm trực thuộc công ty giáo dục Đức Minh chia sẻ: “ Khi mới vào nhận lớp tại công ty gia sư Đức Minh, mình bị các anh chị hỏi rất nhiều điều nào là học trường gì? Điểm thi đại học bao nhiêu? đã từng có kinh nghiệm giảng dạy chưa? không chỉ vậy mình còn phải làm một bài test về môn mình dạy để các anh chị kiểm tra xem khả năng đến đâu. Mình may mắn đỗ chứ nhiều bạn trượt lắm. Thế mới biết để có thể nhận lớp ở những trung tâm gia sư uy tin đâu có dễ”. Anh Chung- trưởng phòng nhân sự công ty giáo dục Đức Minh chia sẻ: ” Việc tổ chức các bài test vừa giúp chúng tôi kiểm tra trình độ của các bạn sinh viên, lại giúp chúng tôi khẳng định thương hiệu. Có nhiều bạn đến trình bày với chúng tôi là sinh viên trường này, trường nọ, từng có nhiều năm kinh nghiệm gia sư, thế mà không làm nổi một bài toán lớp 5 thì làm sao chúng tôi có thể giao lớp”. Các trung tâm đó chính là cây cầu kết nối giúp quí phụ huynh tìm được các bạn gia sư, chất lượng.

Bí kíp 2: Nắm bắt thông tin về gia sư thông qua giấy tờ cá nhân

Hiện nay, có rất nhiều trung tâm lừa đảo, lừa dối gia đình học sinh thông tin về gia sư. Gia sư mới chỉ là sinh viên năm 1, năm 2 chưa hề có kinh nghiệm giảng dạy nhưng vẫn lừa gia đình là giáo viên hay sinh viên đã ra trường có nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Các bậc phụ huynh cần gia sư tiếng Anh để tránh bị lừa dối, khi gặp các bạn gia sư trong buổi đầu tiên hãy yêu cầu các bạn gia sư đưa cho xem các giấy tờ như: chứng minh thư, thẻ sinh viên hay giáo viên, giấy giới thiệu của trung tâm gia sư. Các trung tâm gia sư uy tin, khi giới thiệu gia sư họ luôn nhắc nhở gia sư mang các giấy tờ đến giao cho các bậc phụ huynh làm bằng chứng tin tưởng.

Bí kíp 3: Kiểm tra chất lượng dạy của Gia sư

Các bậc phụ huynh cũng có thể giám sát một cách khéo léo một vài buổi học để xem chất lượng giảng dạy của gia sư thế nào? Phương pháp giảng dạy có phù hợp hay không?. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng có thể hỏi ý kiến các em học sinh xem có thích cách dạy của gia sư không? Có hiểu bài không? có cảm thấy hứng thú không?. Vì người học là các em, có thích, có hứng thú các em mới học và tiến bộ. Chị Hoàng Lan Phương chia sẻ: ” Hồi mới tìm được gia sư cho con, mình cũng chưa an tâm lắm, khi gia sư dạy cháu, mình ngồi trong phòng nhưng vẫn chú ý lắng nghe, giám sát xem chất lượng dạy thế nào. Qua mấy hôm dạy, thấy cô bé gia sư đó có phương pháp giảng dạy khá tốt, bé Bi nhà mình cũng thích và có vẻ hào hứng, mình mới yên tâm được.”.

Hy vọng những bí kíp nho nhỏ này sẽ giúp quí phụ huynh tìm được những gia sư tiếng Anh giỏi, gia sư “vàng” giúp quí vị san sẻ gánh nặng trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái. Nhận dịp năm học mới, chúc các em học sinh có một năm học mới thật thành công, chúc các bậc phụ huynh luôn tự hào vì những đứa con của mình.

Read More...

Gia sư xinh đẹp, nổi tiếng hơn cả người mẫu

Họ tạo dáng quyến rũ trên những tấm áp phích treo ở các trung tâm thương mại và xe buýt, tuy nhiên, họ không phải là những ngôi sao điện ảnh hay siêu mẫu.
Họ là những “ông vua” và “nữ hoàng” gia sư loại A của Hồng Kông. Họ giúp học sinh học tập tốt hơn để cải thiện điểm số.



Những tấm băng rôn treo đầy hình ảnh của các gia sư ngôi sao

Trong văn hóa Hồng Kông, các gia sư được giới trẻ đối xử như thần tượng. Một số gia sư trở thành triệu phú và thường xuyên xuất hiện trên truyền hình.

“Nếu bạn muốn là một gia sư giỏi, thì tuổi trẻ và sự hấp dẫn chắc chắn là một lợi thế. Học sinh luôn nhìn vào ngoại hình của bạn” – Kelly Mok, “nữ hoàng gia sư” 26 tuổi hiện đang làm việc cho King’s Glory – một trong những trung tâm gia sư lớn nhất Hồng Kông chia sẻ.

Những bộ trang phục và phụ kiện của cô không chỉ để chụp ảnh cho các tấm áp phích. Đó là cách ăn mặc yêu thích của cô khi không phải đứng lớp. Tuy nhiên, Kelly cũng nói thêm rằng, nếu cô không giúp học sinh đạt điểm cao môn tiếng Anh thì cô cũng không được yêu thích như vậy.

Richard Eng tới từ Beacon College cũng được cho là gia sư ngôi sao hàng đầu Hồng Kông. Từng là một giáo viên trung học, anh cho biết đã có ý tưởng này sau khi xuất hiện trong những bức ảnh quảng bá hình ảnh của em gái anh hiện đang là một nghệ sĩ.

“Ở trường, tất cả các giáo viên trông đều giống nhau. Chẳng có gì gây hứng thú cho học sinh” – anh nói.

Hiện tượng gia sư nổi tiếng là kết quả của sự phát triển nhanh chóng trong ngành công nghiệp phụ đạo ở Châu Á.

Gia sư Richard Eng – “ông vua gia sư” ở Hồng Kong

Nó sinh ra do hệ thống thi cử nhiều áp lực và những ông bố bà mẹ đầy tham vọng, luôn muốn con mình có chỗ đứng ở những trường đại học hàng đầu và những trường phổ thông danh tiếng.

Trong một xã hội mà thành công được đánh đồng với điểm tốt thì sự lo lắng của các bậc phụ huynh sẽ chuyển đổi thành một “nguồn doanh thu ổn định”, một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á ADB cho hay.

Ngành công nghiệp gia sư – hay như ADB gọi là “nền giáo dục trong bóng tối” đang trở nên rất phổ biến ở Châu Á. Nó được nuôi dưỡng bởi sự mọc lên của các trường đại học và tỷ lệ học sinh muốn học tiếp đại học ngày càng tăng.

Chuyên gia Mark Bray của Đại học Hồng Kông – một trong những tác giả nghiên cứu của ADB cho biết 72% học sinh trung học ở Hồng Kông có học thêm. Những gia đình giàu có thuê gia sư riêng.

Không chỉ ở Hồng Kông, dịch vụ gia sư “lan rộng và tăng nhanh ở các nước châu Á và ngày càng trở nên thương mại hóa hơn” – giáo sư Bray nhận định. Ở Hàn Quốc, 90% học sinh tiểu học đi học thêm.



Cô giáo dạy tiếng Anh Kelly Mok là một trong những gia sư được ái mộ nhất

Ở Hàn Quốc, Thái Lan, Sri Lanka và Ấn Độ, các trung tâm gia sư sử dụng những gia sư ngôi sao để thu hút nhiều học sinh hơn.

Tuy nhiên, ông Pramod Maheshwari – giám đốc điều hành Trường Huấn luyện sự nghiệp ở Kota, Rajasthan, Ấn Độ cho rằng sự phát triển của trung tâm gia sư không phải nhờ những gia sư nổi tiếng mà do “sự không hiệu quả của hệ thống trường học”.

Ở Trung Quốc, nơi mà các trường tư không được biết đến cho tới khi nền kinh tế mở cửa vào những năm 90, Trường Công nghệ và Giáo dục New Oriental dần trở thành một trong những trường học phụ đạo lớn nhất châu Á với khoảng 2,4 triệu học sinh theo học trong năm nay.

Trường này tự hào với 17.600 giáo viên ở 49 thành phố và một mạng lưới trực tuyến với hơn 7,8 triệu người dùng.

Được niêm yết trên thị trường chứng khoán New York từ năm 2006, người sáng lập trường, Michael Yu, đã trở thành một triệu phú.

Dạy thêm đôi khi được xem là yếu tố giúp học sinh các quốc gia Đông Á đạt thành tích cao hơn so với các trường quốc tế, đặc biệt là ở môn Toán.

Tuy nhiên, chuyên gia Bray chỉ ra rằng những người đạt kết quả cao trong bài kiểm tra Pisa quốc tế cũng có người tới từ những quốc gia không sử dụng dịch vụ dạy kèm nhiều như Scandinavia.

Cấm dạy thêm

Chính phủ các nước cũng đã có những nỗ lực để giảm bớt tình trạng dạy thêm, học thêm.

Vào những năm 80, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra quy định cấm dạy kèm. Những quy định này không thể thực hiện được nhưng nó đã phản ánh sự lo ngại việc dạy thêm sẽ khiến học sinh có quá nhiều áp lực, trong đó có hiện tượng học sinh phải ngủ trong giờ chính khóa sau những đêm dài học thêm.

Năm 2009, Chính phủ Hàn Quốc thông qua các biện pháp giới hạn số giờ học thêm của học sinh nhằm giảm sự căng thẳng và nâng cao khả năng tư duy sáng tạo.

Tuy nhiên, biện pháp này cũng không mấy hiệu quả khi nhiều người tìm đến những lớp học phụ đạo trực tuyến.

Từ đó, Chính phủ nước này nhận ra rằng cách duy nhất để thay đổi là thay đổi văn hóa thi cử, giảm số kỳ thi vào đại học và khuyến khích các trường xem xét hồ sơ đăng ký thông qua nhiều yếu tố, chứ không chỉ phụ thuộc vào điểm thi.

Một nghiên cứu của Singapore cho rằng, trong khi dịch vụ gia sư có thể mang lại những kết quả tốt ở một số môn học thêm nhưng thời gian đầu tư vào những môn đó có thể dẫn đến việc sa sút chất lượng tổng thể.

Báo cáo của ADB cho biết ở các quốc gia Châu Á, các gia đình thường dành một khoản thu nhập đáng kể để cho con đi học thêm. Nó có thể làm tăng thành tích của các cá nhân, nhưng có thể làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng xã hội.

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng gia sư phụ thuộc vào những gì mà các trường phổ thông và đại học yêu cầu, chuyên gia Bray nói.

“Tâm lý sợ hãi xuất phát từ chính những kỳ thi. Nếu không có những kỳ thi ở Hồng Kông thì cho dù tôi có nói gì hay trông như thế nào thì học sinh cũng sẽ không đến với tôi” – gia sư nổi tiếng Richard Eng khẳng định.

Read More...

Hướng tới đào tạo con người hiện đại

Chọn lựa một con đường

Đánh giá sự sa sút trầm trọng của chất lượng giáo dục, nhiều ý kiến thường nhấn mạnh khuyết điểm lớn nhất của nhà trường là chỉ chú ý dạy chữ (dạy kiến thức) mà lơ là dạy người. Điều đó, theo tôi, có lẽ chỉ mới đúng một nửa. Trên thực tế nhà trường của ta dạy người có khi còn chặt chẽ, quyết liệt hơn ai hết. Chỉ có điều nội dung và cách dạy người của ta sai, lệch hướng. Sai, lệch hướng vì chỉ nhằm đào tạo những mẫu người hoàn toàn không phù hợp với yêu cầu cuộc sống hiện đại, thiếu những tố chất cơ bản để có thể thành công trong thế giới hiện đại: tự do, trung thực và sáng tạo.

Theo tôi, phải từ bỏ những quan niệm, tập quán, cách suy nghĩ về giáo dục đã quen thuộc một thời, can đảm tiến lên thực hiện một nền giáo dục khai phóng, như ở mọi nước văn minh hiện nay, dạy người nhằm rèn luyện nhân cách, phẩm chất trí tuệ, năng lực cảm thụ, ý thức cộng đồng, hướng theo thang giá trị phổ quát của nhân loại đương thời.

Đặc biệt, giáo dục phải hướng tới đào tạo con người hiện đại có cá tính nhưng bao dung, biết giao tiếp và hợp tác, biết làm việc có hiệu quả, có tư duy cởi mở với cái mới, thích dấn thân, không ngại đương đầu với thách thức, khó khăn, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm vì mục đích lớn và nhất là lương thiện, trung thực và có đầu óc sáng tạo, là những đức tính tối cần thiết trong đời sống xã hội hiện đại. Đó mới thật sự là dạy người theo nghĩa cao quý nhất. Đó mới thật sự là sứ mạng của giáo dục tiên tiến thời nay.

Giáo dục hiện đang đứng ở ngã ba đường, giống như kinh tế những năm giữa thập kỷ 1980. Nếu lúc bấy giờ ta cứ kiên trì chế độ kinh tế tập trung bao cấp mà không nhìn thẳng vào thực tế cuộc sống, kịp thời nhận ra nguồn gốc bế tắc của xã hội để có can đảm thay đổi tư duy, chấp nhận chính cái cơ chế thị trường đã từng một thời bị phê phán trước đây, thì làm sao có đường lối đổi mới đã cứu đất nước khỏi sự sụp đổ nhãn tiền.

Đã đến lúc giáo dục phải có sự lựa chọn: hoặc là tiếp tục con đường cũ để ngày càng tụt hậu xa hơn, hoặc là cương quyết thay đổi tư duy, thực hiện bước ngoặt cơ bản, mở đường cho một giai đoạn giáo dục khai phóng phát triển, phù hợp với trào lưu tiến hóa chung của nhân loại, và đáp ứng lợi ích tối cao của dân tộc.

* Thạc sĩ Hoàng Thanh Linh (Trường ĐH Văn Lang):

Chú trọng đào tạo giá trị sống

Tiếp cận nhiều với giới trẻ, tôi nhận thấy các bạn không chỉ thiếu kỹ năng mà còn thiếu những giá trị nền tảng của cuộc sống, hay đúng hơn là kỹ năng thành nhân. Thành nhân ở đây là có năng lực để thành công và có nhân cách. Hai yếu tố này kết hợp lại sẽ làm cho con người phát triển bản thân một cách bền vững hơn. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu tôi xác định “người thành nhân” cần có giá trị tâm, dũng, năng, tin, nhẫn, trọng.

Sản phẩm cuối cùng của giáo dục là đào tạo ra những con người ra sao? Phải chăng xã hội cần một người sống biết yêu thương bản thân, gia đình, con người và môi trường xung quanh. Chữ “tâm” muốn nhấn mạnh sống phải có tâm, có tấm lòng.

Nhưng giới trẻ VN hiện nay so với giới trẻ phương Tây thiếu tự tin hơn rất nhiều. Đó là chưa kể những bạn mất niềm tin vào cuộc sống, khủng hoảng niềm tin vì người lớn, gia đình nói thế này trong khi nhà trường, xã hội lại nói khác. Vậy nên cần xây dựng cho giới trẻ niềm tin như tin vào chính mình, tin vào người khác, tin vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

Một giá trị quan trọng khác là sự can đảm (dũng). Người trẻ ở ta bị “giữ trong vòng tay” nhiều quá nên đôi khi làm việc gì cũng ngại. Nhưng dám làm rồi mà không có năng lực để làm cũng sẽ dẫn đến thất bại. Do đó cần phải trang bị cho người trẻ năng lực làm việc (giá trị năng). Người được xem là có năng lực phải có trí năng (trí tuệ, phân biệt đúng sai), kỹ năng và sức khỏe. Cuối cùng, dù bạn trẻ có đủ những yếu tố trên mà không kiên nhẫn thì cũng khó thành công. Ngoài ra, giới trẻ cần có lòng tự trọng, tôn trọng người khác và quý trọng những gì mình đang có.

Cần chú trọng đào tạo giá trị sống cho giới trẻ bởi tôi thấy dường như một thời gian dài xã hội bị lệch lạc giá trị. Đó là đặt giá trị tiền bạc, vật chất ở hàng quan trọng nhất. Tôi từng tham gia một lớp học làm giàu. Ở đó họ đặt ra giá trị “đúng” và “giàu” bạn chọn cái nào thì có đến 45/50 người chọn giàu thay vì đúng.

* TSKH Trần Thượng Tuấn

Chỉ mới “học để biết”

Trong kỷ nguyên thông tin, kiến thức của nhân loại gia tăng gấp bội sau mỗi thập niên. Vì vậy cần hiểu rằng việc quá chú trọng nhồi nhét kiến thức đến mức quá tải là một quan niệm sai lầm. Đặc điểm thứ hai của thời đại là những vấn đề mới có tầm quan trọng chưa từng gặp xuất hiện ngày càng dồn dập, dẫn đến nhiều công cụ và biện pháp từng phát huy hiệu quả tốt trong quá khứ không còn tác dụng nữa. Vấn đề thứ ba là “dạy làm người”. Thông điệp về giáo dục của UNESCO trong thế kỷ 21 là: học để biết, học để làm, học để làm người và học để chung sống. Trong bốn yêu cầu, về thực chất nền giáo dục nước ta mới chú trọng yêu cầu thứ nhất với một số lệch lạc.

Vì vậy, chương trình giáo dục các cấp cần định hướng lại những gì cần dạy và cách dạy, còn người học cần định hướng lại cách học và những gì cần học. Kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất đối với người học ở bất kỳ cấp học nào là học phương pháp học để không ngừng tự hoàn thiện bản thân và tạo ra giá trị riêng của mình. Những nguyên tắc quan trọng nhất trong cách dạy lấy người học làm trung tâm là: điều quan trọng nhất trong cách dạy là dạy cách học, dạy cách nghĩ hơn là dạy nghĩ gì; khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo; truyền thụ kiến thức cùng cách ứng dụng kiến thức để giải quyết vấn đề; dạy kiến thức khoa học kỹ thuật kết hợp với việc dạy kỹ năng sống. Những vấn đề nói trên là căn bản nhất cần thay đổi ngay nếu muốn có một cuộc cải cách thật sự.

Read More...

Chung tay đổi mới giáo dục

Thạc sĩ Võ Anh Tuấn gây ấn tượng mạnh với những người tổ chức diễn đàn bằng một loạt bảy bài viết. Dẫn lại những câu chuyện thực tế và vận dụng những lý thuyết khoa học phù hợp, ông Tuấn phân tích một cách sinh động hiện trạng giáo dục công lập nước nhà trong thế so sánh với triết lý giáo dục khai phóng. Qua đó, tác giả Võ Anh Tuấn đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể mà tác giả cho rằng có thể thực hiện trong thời gian ngắn với chi phí thấp nhất.

Thay đổi tận gốc

"Khi đã có thầy cô giỏi, được tôn trọng và đãi ngộ tốt cộng với chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy tốt, cũng cần một môi trường để các thầy cô làm việc, cần một cơ chế để phát huy hiệu quả"

Ủng hộ triết lý giáo dục khai phóng, trong bài viết của mình, tác giả Nguyễn Trọng Bình khẳng định: “Có thể thấy triết lý “khai phóng” trong giáo dục sẽ giúp chúng ta cùng lúc giải quyết rất nhiều vấn đề. Bởi lẽ muốn có “sản phẩm giáo dục” theo tinh thần khai phóng, đương nhiên chúng ta phải xây dựng một đội ngũ giáo viên - những người trực tiếp đào tạo - phải có tinh thần khai phóng. Mà muốn có đội ngũ giáo viên có tinh thần khai phóng nhất định phải có đội ngũ quản lý điều hành nền giáo dục có tinh thần khai phóng. Như thế tất cả mọi vấn đề của công cuộc đổi mới giáo dục đều phải bắt đầu từ vấn đề con người, phải đổi mới từ vấn đề con người”.

Cùng quan tâm sâu sắc đến triết lý giáo dục, giảng viên Lê Minh Tiến khẳng định: “để đổi mới giáo dục trước tiên phải đổi mới lại triết lý giáo dục hướng theo mục tiêu dân chủ, công bằng và văn minh mà đất nước đang hướng tới, cũng như xu hướng giáo dục thế kỷ 21 trên thế giới”. Theo ông Tiến, từ triết lý này sẽ dẫn tới những thay đổi trong cách điều hành nền giáo dục, cách đối xử với người dạy, người học, nội dung và phương pháp giáo dục cũng như việc đầu tư cho cơ sở vật chất trong nền giáo dục quốc dân.

Trong khi đó, thầy giáo Trần Xuân Khoa (Đắk Lắk) đề nghị một nền giáo dục hiện đại cần được kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông và phát triển mang tính nhân bản - dân tộc - khoa học và hội nhập.

Nhiều giải pháp

Nói về chương trình, tác giả Huỳnh Anh cho rằng ngành giáo dục muốn học sinh phải được đào tạo toàn diện. Đó là ý tưởng rất tốt nhưng liệu ý tưởng ấy có thành hiện thực hay không? Rèn luyện một học sinh từ không biết gì về ca hát, vẽ, may vá thêu thùa, trong khi các học sinh ấy không có kỹ năng và không thích học để trở thành những học sinh biết hát hay, vẽ đẹp và may vá thêu thùa khéo thì cần phải có một thời gian rất dài và rất kiên trì mới được.

Tác giả Phan Thị Mỹ Phương đề nghị cải tiến nội dung sách giáo khoa bằng cách chỉ đưa vào đó những kiến thức căn bản, không nên đưa những phần dẫn giải đặt vấn đề dài dòng. TS Trần Thượng Tuấn cho rằng chương trình giáo dục các cấp cần định hướng lại những gì cần dạy và cách dạy, còn người học cần định hướng lại cách học và những gì cần học.

Cô giáo Trần Thị Thúy Hằng đề nghị phải thay đổi cách đánh giá học sinh. Cô giáo Hằng viết: “Nếu chúng ta muốn có một thế hệ học sinh giỏi thật sự, cần phải bàn bạc lại việc soạn thảo sách giáo khoa như thế nào cho hợp lý, việc phân phối chương trình thế nào cho phù hợp, việc đánh giá học sinh sao cho không có trường hợp ngồi nhầm lớp, chứ theo kiểu đánh giá như hiện nay tôi thấy không ổn!”.

Thầy giáo Lê Vũ Nguyên gửi một “bản kiến nghị” các vấn đề cần giải quyết từ cơ chế quản lý, chính sách tuyển chọn giáo viên đến tiền lương, chương trình - sách giáo khoa, chủ trương phân ban. Và thầy giáo Nguyên cũng đề nghị ngành giáo dục có một chủ trương ổn định, đi đến giảm bớt số môn học trong từng cấp học, bậc học”.

Trong khi đó, TS Lê Vinh Quốc khẳng định trong hàng loạt vấn đề hiện nay của giáo dục, đổi mới cơ chế quản lý điều hành là vấn đề cơ bản và then chốt nhất, có vai trò quyết định thành bại của toàn bộ công cuộc đổi mới. Từ đó, ông đề nghị cơ chế quan liêu bao cấp phải được xóa bỏ để thay thế bằng cơ chế quản lý dân chủ - khoa học.

Theo đó, cần bãi bỏ những mệnh lệnh hành chính với những chỉ tiêu chủ quan áp đặt từ trên xuống, đưa thi đua vào đúng thực chất của việc dạy tốt học tốt với chất lượng thật sự, trả lại vai trò chủ thể giáo dục cho các nhà giáo và nhà trường ở cơ sở. Khi ấy, Bộ GD-ĐT cùng các sở trực thuộc sẽ quản lý giáo dục bằng luật pháp và chương trình học, mọi vấn đề thuộc về chuyên môn học thuật và thành quả giáo dục thuộc quyền các nhà giáo và nhà trường ở cơ sở.

Với cơ chế quản lý dân chủ - khoa học được xác lập, một nền giáo dục trung thực với vai trò chủ động sáng tạo của giáo viên sẽ được đảm bảo, để làm cơ sở tiến hành thành công mọi sự đổi mới theo khoa học giáo dục hiện đại.

Read More...

Thú vị lớp học tiếng anh 2 trong 1

Vừa học tiếng Anh, vừa nuôi dưỡng đam mê khám phá

Hôm nay, lớp học tiếng Anh của em Trần Bảo N. (HS lớp 6 Trường THCS Lê Quý Đôn, Q.3) học về bài “Ecosystems” (Các hệ sinh thái). Giờ học bắt đầu bằng một bộ phim ngắn rất thú vị về chuỗi sinh tồn của các sinh vật khác nhau trên Trái đất. Tiếp đó cả lớp được chia thành nhiều nhóm nhỏ để cùng thảo luận về những vấn đề liên quan đến bài học như “Hệ sinh thái có ảnh hưởng gì đến con người?”, “Hiểu về hệ sinh thái có thể giúp ích gì cho Trái đất?”…

Cùng với đó, các em được học thêm nhiều từ mới liên quan cũng như cách đọc và vẽ biểu đồ đơn giản. Nhiều trò chơi sôi nổi cũng được tổ chức xen kẽ như trò ô chữ, ghép từ… giúp các em nhớ từ mới và hiểu bài nhanh hơn. Cuối buổi học, mỗi nhóm được giao thực hiện một dự án nhỏ về “hệ sinh thái” theo cách hiểu của riêng các em và sẽ thuyết trình trước lớp vào buổi tiếp theo.

Hai giờ học trôi qua nhanh chóng khi các em bị cuốn vào từng hoạt động giáo viên đưa ra, say mê đọc và nghe về sự phụ thuộc lẫn nhau của các loài sinh vật, hào hứng tham gia các trò chơi. Bài học của các em không chỉ gói gọn vào dạy từ mới, cấu trúc câu hay luyện phát âm… mà còn là những kiến thức mới, thực sự kích thích sự tò mò khám phá của trẻ.

CBI là phương pháp giảng dạy ngôn ngữ mới đang ngày càng phổ biến gần đây trên thế giới. Đây là phương pháp giảng dạy lấy kiến thức làm trọng tâm, và ngoại ngữ trở thành phương tiện để tiếp cận các kiến thức đó. Phương pháp này đã được áp dụng thành công ở Mỹ và Canada từ hơn 10 năm nay cho các học sinh nhập cư không nói tiếng Anh, và hiện được áp dụng tại nhiều nước tiên tiến.

Tại Yola Institute (www.yola.vn), phương pháp này được áp dụng cho chương trình tiếng Anh thiếu niên (Yola English Junior) dành cho học sinh cấp THCS (từ 10-15 tuổi).

Tiến bộ nhanh chỉ sau 1-2 tháng

Ông Phạm Anh Khoa - giám đốc Yola - cho biết Yola là đơn vị đầu tiên tại VN áp dụng phương pháp CBI, với bộ giáo trình được thiết kế dựa trên giáo trình Milestones và Keystones của Mỹ dành cho học sinh nhập cư và được điều chỉnh để phù hợp với trình độ của học sinh Việt Nam. Bộ giáo trình này không chỉ giúp các em nâng cao kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, mà còn nhấn mạnh vào việc ứng dụng tiếng Anh trong các môn học như toán, khoa học, văn học, nghệ thuật và văn hóa.

Tuy mới được giới thiệu chưa lâu, phương pháp CBI đã tạo nên những tiến bộ rõ rệt cho học viên các khóa Yola English Junior. Thầy Trương Đông Khôi, một giáo viên của chương trình Yola English Junior, chia sẻ: “Có những em khi mới bắt đầu chương trình rất nhút nhát và bị động trong việc học, nhưng chỉ sau 1 - 2 tháng các em trở nên chủ động hơn, mạnh dạn đóng góp ý kiến trong lớp hơn và đặc biệt rất chịu khó tìm tòi thêm sau giờ học”.

Thầy Khôi cũng cho biết Yola English Junior vừa tổ chức cuộc thi “Pioneers of Tomorrow” (Người dẫn đường tương lai), sân chơi cho các em học viên nhí được thỏa sức tìm hiểu và đưa ra giải pháp cho nhiều vấn đề xã hội với sự hướng dẫn của giáo viên chương trình. Với đề bài “Trình bày về một vấn đề môi trường hoặc xã hội đang được thế giới quan tâm”, các em được chia theo nhóm để sáng tạo các “công trình” viết, vẽ, mô hình… và trình bày ý tưởng của mình trong vòng chung kết.

Nhiều bài dự thi đã gây ấn tượng mạnh mẽ về vốn hiểu biết xã hội cũng như khả năng sáng tạo và tưởng tượng của các em như dự án “Tác hại của thuốc lá”, “Bộ dụng cụ để sống sót trên sao Hỏa”, “Ngôi nhà tình bạn”, “Hành trình của Marco Polo”… Các thầy cô và phụ huynh đã thực sự bất ngờ khi chứng kiến những tiến bộ vượt bậc trong khả năng làm việc độc lập, sáng tạo của các em, và đặc biệt khi thấy các em vô cùng tự tin thuyết trình trước số lượng khán giả hơn 100 người bằng kỹ năng tiếng Anh rất lưu loát.

Một phụ huynh học sinh có con đang theo học chương trình Yola English Junior nhận xét: “Tôi rất ngạc nhiên trước sự thay đổi của con mình sau khi theo học chương trình này. Cháu thích đọc và viết bằng tiếng Anh hơn và rất tự tin khi thuyết trình trên lớp. Đặc biệt, kiến thức nền về khoa học, xã hội của cháu tốt hơn rất nhiều vì mỗi lần học điều gì mới là cháu lại tự mày mò tìm hiểu để lên ý tưởng dự án cùng các bạn”.

Read More...

Nhu cầu tìm gia sư của các bậc phụ huynh hiện nay

Vấn đề tìm gia sư của các bậc phụ huynh hiện nay là rất quan trọng để tìm gia sư giỏi, uy tín, dạy tại nhà tphcm trung tâm gia sư dạy kèm tphcm Gia sư Việt Mỹ.

Hiện nay, lịch học của học sinh các cấp tại các trưởng tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông (cả công lập và tư thục) đang ngày càng trở nên dày đặc, chương trình học quá nặng khiến nhiều em nhỏ bị “stress” quá độ dẫn đến tình trạng suy giảm sức khỏe, kết quả học tập sa sút.



” uy tín là hàng đầu, chất lượng là cốt lõi “

Trước tình hình này, các bậc làm cha mẹ cũng lâm vào tình trạng căng thẳng không kém vì vừa phải lo công việc mưu sinh vừa phải quan tâm, theo dõi quá trình học tập của con em mình. Theo xu hướng thời đại, phụ huynh đã dần tìm đến các trung tâm gia sư uy tín, chất lượng với mong muốn tìm được những gia sư giỏi chuyên môn, tận tình với nghiệp giảng dạy để hỗ trợ phụ huynh theo dõi quá trình học tập của học sinh và giúp đỡ các em cải thiện trình độ học vấn, mở mang kiến thức toàn diện.

Để giúp quý phụ huynh an tâm phần nào và đồng thời giúp các em học sinh từng bước tiến bộ, gia sư Gia sư Việt Mỹ chuyên cung ứng các gia sư chuyên nghiệp trong nhiều bộ môn văn hóa như: Toán, Lý, Hóa, Anh Văn,… Theo dự đoán tương lai, các trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà sẽ lần lượt xuất hiện ồ ạt vì nhu cầu tìm gia sư của quý phụ huynh ngày càng cao. Riêng trung tâm Gia sư Việt Mỹ  tphcm, chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến sự hài lòng và tín nhiệm cho quý phụ huynh. Nếu quý phụ huynh đang có nhu cầu tìm gia sư hoặc đang dự định sẽ tìm gia sư cho con em mình thì hãy nhanh chóng liên hệ với gia sư gia long group để được tư vấn và hướng dẫn kịp thời.

Để được tư vấn cụ thể về việc tìm gia sư giỏi cho các em nhân dịp năm học mới sắp tới, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để không phải bỏ lỡ cơ hội học tập của các em học sinh nhé.

Read More...

Thực trạng gia sư hiện nay

Thực trạng các trung tâm gia sư hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, nói đến Gia sư không còn là một vấn đề xa lạ nữa. Đối với các nước phát triển thì gia sư đã có từ mấy thế kỷ nay. Gia sư là một nhu cầu tự nguyện, nó mang lại hiệu quả, chất lượng cao trong học tập vì gia sư là một hoạt động tiên tiến nó cá thể hóa vấn đề học tập. Có rất nhiều các bậc Phụ huynh lo cho việc học tập của con em mình đã mời những người thầy, người cô hoặc những sinh viên giỏi về để hỗ trợ cho việc học của con em mình cũng như nâng cao được chất lượng học tập của các em trên lớp.

Thế nhưng trong thực tế hiện nay tại Tp Hồ Chí Minh có không ít các trung tâm gia sư về cơ bản là hoạt động không hiệu quả, không đạt yêu cầu về chất lượng. Đa phần các trung tâm này tự phát bởi các em sinh viên đều không có giấy phép kinh doanh tức là không có tư cách pháp nhân, không được sự quản lý của Nhà nước về chất lượng lẫn dịch vụ nên để thu hút được những Sinh viên giỏi, Giảng viên/Giáo viên đến từ các trường là rất khó,... Điều này là không thể đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của đại đa số các bậc Phụ huynh và đảm bảo được chất lượng, hiệu quả học tập cho các em học sinh,... Vậy mà họ vẫn có những lời quảng cáo bay bổng "có cánh" như thật khiến cho nhiều Phụ huynh học sinh phải xiêu lòng,... mời Gia sư về nhà hỗ trợ việc học cho con em mình để rồi "tiền mất tật mang" "Học sinh không những không tiến bộ đã rồi mà thẩm chí kết quả còn ngược lại,...

Để nhận diện được các trung tâm Gia sư này Quý phụ huynh - Học sinh và các bạn Gia sư nên lưu ý các điểm sau:

1. Các trung tâm này đều không có văn phòng làm việc khang trang mà thay vào đó là những phòng trọ sinh viên hoặc cách làm việc chỉ thông qua điện thoại.

2. Thường xuyên thay đổi địa chỉ hoặc những địa chỉ được ghi trên tờ rơi quảng cáo, báo chí, trên mạng, các trang website đều không có thật.

3. Thường không có máy điện thoại để bàn có dây mà chỉ dùng số Gphone hoặc số di động để liên lạc.

4. Những Phụ huynh muốn đến trực tiếp văn phòng để trao đổi, tìm kiếm gia sư cho con em mình, các nhân viên của các trung tâm này thường né tránh, từ chối hoặc họ chỉ hẹn gặp ở các điểm khác như quán café,…hoặc họ tự nguyện đến nhà Phụ huynh để trao đổi, tư vấn,…

5. Không có bảng hiệu hoặc có treo bảng hiệu nhỏ nhưng ở trong các con đường hẻm, ngõ ngách.

Do vậy, đã có không ít phụ huynh học sinh không còn niềm tin mỗi khi nghĩ đến việc tìm gia sư cho con em mình. Thực tế những lo ngại này của các bậc phụ huynh là hoàn toàn có căn cứ. Bỡi đã có không ít các trung tâm gia sư không đạt chất lượng đó đã len lỏi vào các gia đình vừa ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em học sinh vừa không làm yên lòng cha mẹ.

Trong bối cảnh đó Gia sư Việt Mỹ ra đời với mong muốn lấy lại được niềm tin của các bậc phụ huynh vể mô hình gia sư.

Để khẳng định chất lượng và hiệu quả trong việc giảng dạy tại nhà học sinh và các lớp học nhóm tại các cơ sở của Gia sư Việt Mỹ. Gia sư Việt Mỹ cũng chứng minh được hiệu quả thực tế thông qua việc các em lấy lại được kiến thức căn bản, rèn luyện được tư duy trong thời gian ngắn nhất hay trong các trường hợp các em lười học, ngại học trở nên yêu thích và chịu khó học hỏi tiến bộ rõ nét.

Ngoài ra, để linh hoạt trong mô hình giáo dục, lại bảo đảm được chất lượng và tiết kiệm chi phí đáng kể cho các gia đình. Gia sư Việt Mỹ còn tổ chức các lớp học tập trung (nhóm nhỏ theo yêu cầu). Các lớp này đều do các Giáo viên/Giảng viên nhiều năm kinh nghiệm, tâm huyết với nghề giảng dạy. Giúp các em phát huy được khả năng học nhóm, dần loại bỏ được tính thụ động, thêm vào đó là chủ động trao đổi với thầy cô, bạn bè trong suốt quá trình học tập.

Đáp ứng được nhu cầu lớn của Quý phụ huynh học sinh. Gia sư Việt Mỹ đã tuyển chon Giảng viên, Giáo viên và Sinh viên dạy giỏi được đào tạo và tuyển chọn bài bản. Đó là những người thầy, người cô có kinh nghiệm trong việc giảng dạy học sinh mất gốc, lười học, học sinh từ khá lên giỏi,…

Bằng tất cả niềm tin với trí lực dồi dào và sự cố gắng quyết tâm cao của tập thể GV- GS Gia sư Việt Mỹ đã khẳng định được uy tín của mình và mang lại được niềm tin cho các bậc phụ huynh và các em học sinh trong suốt thời gian qua. Và Trung tâm sẽ phấn đấu phát triển hơn nữa một đội ngũ gia sư chuyên nghiệp, một đội ngũ giáo viên giỏi nhằm đáp ứng mọi nhu cầu, nguyện vọng của các bậc Phụ huynh và các em học sinh trong thời gian tới mang tính bền vững...

Read More...